tránh khỏi cuộc đối đầu, cá thể yếu hơn có thể tránh khỏi nguy cơ bị thương, hay
cái chết trong khi cá thể mạnh hơn thì lại tiết kiệm được năng lượng và cả những
nguy hiểm rình rập.
Những dấu hiệu ở các loài động vật được tiến hóa nên theo cách thức nào? Chúng
thực sự truyền tải điều gì? Vậy những dấu hiệu đó được tạo ra hoàn toàn dựa trên
ý kiến chủ quan hay thể hiện một tầm ý nghĩa sâu xa hơn nào khác? Điều gì có
thể giúp tăng độ tin cậy và giảm thiểu khả năng dối trá? Giờ thì chúng ta sẽ khám
phá những câu hỏi kể trên về những dấu hiệu của loài người, đặc biệt là những
dấu hiệu liên quan tới chủ đề tình dục sinh sản. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thu được
nhiều kết quả hơn nếu bắt đầu bằng cách nhìn nhận một cách tổng quát về những
dấu hiệu tìm thấy ở các loài động vật khác, mà từ đó chúng ta có thể thu nhận
được những cách nhìn nhận rõ ràng hơn là tiến hành những thí nghiệm kiểm
chứng, rõ ràng không thể thực hiện được đối với cơ thể con người. Như những gì
chúng ta sẽ thấy ngay sau đây, các nhà động vật học có thể thu nhận được những
hiểu biết sâu sắc về các dấu hiệu ở động vật thông qua những cách thức biến đổi
cấu trúc giải phẫu đã được chuẩn hóa của cơ thể loài vật. Một vài người có lẽ
cũng sẽ yêu cầu các nhà giải phẫu tiến hành cải biến cơ thể họ, nhưng kết quả thu
được không giống với một thí nghiệm được nghiên cứu và bố trí kĩ càng. Trong
thế giới động vật, các cá thể truyền tín hiệu cho nhau thông qua rất nhiều kênh
thông tin. Trong các kênh đó, kênh truyền tín hiệu quen thuộc với chúng ta nhất
chính là thông qua thính giác, chẳng hạn những giai điệu có thể được cất lên từ
những chú chim nhằm thu hút bạn tình và thông báo quyền sở hữu với những đối
thủ của chúng, hay những tiếng kêu cảnh cáo cũng xuất hiện ở các loài chim khi
chúng muốn thông báo cho nhau về những loài ăn thịt nguy hiểm đang lảng vảng
xung quanh. Tương tự, những dấu hiệu cử chỉ cũng rất quen thuộc đối với con
người: những người yêu quý chó chắc hẳn đều biết rằng một con chó với hai cái
tai, đuôi và cả đám lông quanh cổ dựng đứng lên thể hiện nó đang rất hung dữ,
kích động, nhưng nếu con chó đó có tai, đuôi cụp xuống và đám lông gần cổ
mềm mại lại thể hiện sự phục tùng hay thái độ muốn có bạn. Những dấu hiệu
khứu giác được rất nhiều loài thú sử dụng để đánh dấu vùng lãnh thổ (giống như
việc một con chó đánh dấu chủ quyền ở khu vực gần vòi cứu hỏa bằng nước tiểu
của nó) và loài kiến còn dùng dấu hiệu khứu giác để đánh dấu đường đi tới điểm
tập trung thức ăn. Vẫn còn những phương thức khác nữa chẳng hạn như tín hiệu