mình. Điều này về cốt lõi chính là nguyên lí đã được các nhà nhân chủng học
chấp nhận, và nguyên lí này dường như có rất nhiều điểm cần phải xem xét lại.
Tuy nhiên, khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về lập tính của các loài động vật, cuối
cùng chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng học thuyết tình dục thúc đẩy giá trị gia đình
này còn rất nhiều vấn đề cần phải được giải đáp. Loài tinh tinh và đặc biệt là loài
tinh tinh lùn còn có tần suất quan hệ tình dục nhiều hơn cả con người (ít nhất là
vài lần trong một ngày), nhưng chúng lại có đời sống tình dục lộn xộn và không
tồn tại sự gắn kết đôi giao phối. Ngược lại, bất cứ ai cũng có thể chỉ ra con đực
của vô số các loài không đòi hỏi phần thưởng tình dục nhiều đến vậy để giữ chân
chúng tiếp tục duy trì mối quan hệ với con cái và con non do chúng sinh ra. Loài
vượn thực ra thường sống thành từng đôi, chung sống bên nhau nhiều năm mà
không cần tới việc quan hệ tình dục. Bạn cũng có thể ngắm nhìn qua cửa sổ cách
thức mà những chú chim đực cần mẫn chia sẻ trách nhiệm người bạn đời của
chúng trong việc bón thức ăn cho lũ chim non dù rằng ở các loài chim này, chúng
cũng chấm dứt việc thực hiện hành vi giao phối ngay sau khi thụ thai thành công.
Thậm chí là cả loài khỉ gorin, một con đực với một hậu cung gồm đôi ba con cái
mỗi năm cũng chỉ có được một vài cơ hội được quan hệ tình dục vì những con cái
bạn đời thường đang trong giai đoạn cho con bú hay không ở thời kỳ động dục.
Tại sao phụ nữ loài người lại sử dụng đặc điểm quan hệ tình dục hầu như liên tục
như thứ mồi nhử nhằm quyến rũ đàn ông trong khi những con cái ở các loài khác
thì lại không làm như vậy?
Một sự khác biệt căn bản đã tồn tại giữa những cặp vợ chồng ở loài người và
những cặp đôi có quan hệ tình dục khắt khe ở những loài động vật khác. Loài
vượn, phần lớn các loài chim biết hót và khỉ gorin sống rải rác trong một khu vực
rộng lớn nơi mà, mỗi cặp đôi (hay một hậu cung của một con đực nào đó) chiếm
cứ phần lãnh địa riêng của nó. Mô hình này đem đến một số xung dột với những
người có khuynh hướng muốn đi tìm tình dục ngoài hôn nhân. Có lẽ đặc điểm
khác biệt nhất ở trong xã hội truyền thống của loài người đó là một cặp vợ chồng
sống cùng với những nhóm các cặp đôi khác mà ở đó những đôi vợ chồng này có
quan hệ hợp tác về kinh tế. Nếu muốn tìm kiếm một loài vật có cùng sự sắp đặt
đời sống tương tự, người ta phải vượt ra xa khỏi những loài họ hàng gần gũi với
con người để tìm đến với những cộng đồng đông đúc của các loài chim biển có
hình thức xây tổ tập trung. Ngay cả đối với những cặp vợ chồng chim biển như