TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 74

trọng lượng bằng nửa trọng lượng đứa trẻ sơ sinh (1.5 kg). Kết quả là, trước khi
xuất hiện các kĩ thuật y học hiện đại, các bà mẹ thường dễ tử vong trong quá trình
sinh nở, và phụ nữ ngày nay vẫn cần tới người giúp đỡ bên cạnh khi sinh con (các
bác sĩ sản khoa hay y tá ở các xã hội hiện đại hay các bà mụ, những người phụ nữ
lớn tuổi, có kinh nghiệm trong xã hội truyền thống), trong khi đó, những con khỉ
gorin cái sinh con mà không cần tới sự giúp sức nào cả và người ta cũng chưa ghi
nhận trường hợp con cái ở loài này bị chết trong khi sinh. Do đó, theo quan điểm
của học thuyết phản đối việc ngừa thai, những người phụ nữ tiền sử nhận thức
được sự đau đớn và nguy hiểm của việc sinh nở và đồng thời cũng nhận thức
được thời điểm rụng trứng của bản thân, và rồi sau đó họ đã sử dụng không đúng
những nhận thức này để ngăn ngừa tình dục. Những phụ nữ như thế đã không thể
truyền được gen của bản thân khiến cho thế giới ngày nay chỉ còn lại những phụ
nữ lãng quên thời điểm rụng trứng của chính mình, và do đó không thể từ chối
quan hệ tình dục trong khi chắc chắn đã được thụ tinh.

Hai trong vô số những học thuyết nhằm giải thích cho việc che giấu thời điểm
rụng trứng mà tôi đã nhắc tới ở đây có tên gọi là học thuyết “người cha ở nhà”
(Daddy-at-home) và học thuyết “nhiều người cha cùng lúc”(many-fathers). Hai
học thuyết này cùng tồn tại song song và được coi là đáng tin cậy nhất. Thú vị
thay, hai học thuyết trên lại mang ý nghĩa gần như đối ngược nhau. Học thuyết
“người cha ở nhà” thừa nhận rằng quá trình rụng nhưng âm thầm được tiến hóa
nên nhằm tăng cường hôn nhân một vợ-một chồng, buộc người đàn ông ở nhà, và
vì thế củng cố hơn sự đảm bảo của anh ta về quyền làm cha đối với những đứa
con do vợ anh ta sinh ra. Thay cho điều này, học thuyết “nhiều người cha cùng
lúc” ủng hộ quan điểm cho rằng quá trình rụng trứng âm thầm được tiến hóa nên
nhằm giúp cho người phụ nữ có khả năng tiếp cận với rất nhiều bạn tình và do đó
bỏ rơi sau mình rất nhiều người đàn ông không chắc chắn, cho dù chính người
đàn ông đó là cha ruột của những đứa con của cô ta.

Trước hết, chúng ta thử cùng nhìn nhận theo quan điểm của học thuyết “người
cha ở nhà”, được sáng tạo nên bởi hai nhà sinh vật học Richard Alexander và
Katharine Noonan ở trường Đại học Michigan. Để hiểu được học thuyết của họ,
hãy tưởng tượng rằng cuộc sống hôn nhân sẽ như thế nào nếu người phụ nữ khoe
mẽ thời điểm rụng trứng của bản thân, chẳng hạn như việc cặp mông, trở nên đỏ
chói giống như các con cái của các loài khỉ đầu chó. Ông chồng hoàn toàn có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.