được ai trong số những bà vợ ở những gia đình hàng xóm đang trong thời điểm
có thể thụ thai. Một kết thúc mở ra thật ấm lòng đó là: người cha quanh quẩn
trong nhà và chia sẻ việc chăm sót lũ trẻ nhằm có được thành quả là sự sống sót
cho những đứa con được sinh ra. Điều này cũng tốt cho cả người bố lẫn người mẹ
bởi cả hai đều thành công trong việc truyền gen của chính họ.
Trên thực tế, Alexander và Noonan tranh luận rằng đặc điểm sinh lí học kì lạ của
người phụ nữ buộc những ông chồng phải ở nhà (ít nhất là cũng, nhiều hơn
khoảng thời gian mà các ông chồng mong muốn nếu họ được lựa chọn theo
hướng khác). Người phụ nữ đạt được lợi ích bởi có thêm một người cộng tác đắc
lực trong quá trình nuôi con. Nhưng người đàn ông cũng có được lợi ích của bản
thân họ trong trường hợp anh ta hợp tác và tuân theo các quy tắc mà cơ thể người
phụ nữ đặt ra. Bằng việc chấp nhận sống ở nhà, người đàn ông đó có được sự tự
tin rằng đứa trẻ mà anh ta đang tham gia nuôi dưỡng thực sự mang trong mình
gen của bản thân anh ta. Anh ta không còn lo trường hợp trong khi bản thân rời
nhà để săn bắn thì vợ anh ta (giống như con cái ở loài khỉ đầu chó) có thể bắt đầu
lộ ra cặp mông màu đỏ chói như để khoe mẽ rằng thời điểm rụng trứng của cô ta
đang đến gần và vì thế cuốn hút hàng tá đàn ông đeo đuổi để rồi công khai quan
hệ với bất cứ người đàn ông nào vây quanh cô ta. Những người đàn ông chấp
nhận những quy tắc căn bản đó đến mức mà họ sẽ vẫn tiếp tục quan hệ tình dục
với vợ mình trong suốt thời kì mang thai và cả sau khi người vợ đã mãn kinh khi
mà người đàn ông đó biết rằng thụ thai vào thời điểm đó là điều hoàn toàn không
thể xảy ra. Do đó, theo quan điểm của hai nhà khoa học Alexander và Noonan thì
quá trình tiến hóa nên việc rụng trứng âm thầm và chấp thuận làm tình vào mọi
thời điểm ở người phụ nữ là nhằm mục đích thúc đẩy hôn nhân một vợ-một
chồng, sự chăm sóc của cả cha và mẹ đối với đứa con và sự tin tưởng của người
cha về quyền làm cha của mình.
Đối chọi với quan điểm trên chính là học thuyết “nhiều người cha cùng lúc”. Đây
là học thuyết được xây dựng nên bởi nhà nhân chủng học Sarah Hrdy ở trường
Đại học California – Davis. Từ rất lâu trước đây, các nhà nhân chủng học đã nhận
ra rằng việc giết hại trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến trong rất nhiều xã hội truyền
thống của loài người cho dù các quốc gia hiện đại ngày nay đều có điều luật ngăn
cấm việc này. Mặc dù Hrdy và một vài nhà khoa học khác gần đây đã tiến hành
một số cuộc khảo sát thực tế nhưng các nhà động vật học không thể đánh giá