TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 78

trong suốt giai đoạn đó. Tất cả những con đực khác theo đó “hiểu” rằng con non
chào đời sau đó được thừa hưởng gen di truyền của đối thủ của chúng, và chúng
chẳng thể hiện chút ân hận nào vì đã giết chết những con non mới sinh đó.

Cứ cho là như vậy cho nên con cái buộc phải che giấu thời điểm rụng trứng và
chấp thuận quan hệ tình dục liên tục. Nó có thể tận dụng những lợi thế này nhằm
giao phối với thật nhiều con đực thậm chí là phải làm điều đó một cách lén lút,
vụng trộm khi mà con đực bạn đời chính thức của nó không để ý. Trong khi
không một con đực nào vì thế hoàn toàn tự tin về quyền làm cha của mình thì rất
nhiều con đực nhận ra rằng chúng có lẽ đã truyền giống cho con cái – mẹ của
những con non được sinh ra. Nếu một con đực trong số này thành công trong việc
loại bỏ được bạn đời chính thức của con cái và thay vào vị trí đó, nó sẽ tránh
không giết hại con non của con cái này bởi những con non đó rất có thể là con
của nó. Con đực đó thậm chí còn giúp con non bằng cách bảo vệ hoặc thể hiện
một vài cách thức chăm sóc như một người cha. Quá trình rụng trứng được che
giấu của con cái cũng sẽ góp phần giảm bớt sự tranh đấu giữa những con đực
trưởng thành trong bầy đàn của nó bởi bất cứ sự giao phối đơn lẻ nào không hẳn
đã dẫn tới sự thụ thai và vì thế việc đánh nhau để tranh giành con cái không còn
mang nhiều giá trị nữa.

Như một ví dụ về việc bằng cách nào mà những con cái do đó tận dụng việc che
giấu thời điểm rụng trứng nhằm gây nhầm lẫn về trách nhiệm của con bố, chúng
ta hãy cùng quan tâm tới một loài khỉ châu Phi có tên là khỉ vervet, loài này vốn
rất quen thuộc với những ai đã từng tới thăm khu công viên giải trí ở Đông Phi.
Khỉ vervet sống theo bầy, mỗi bầy có thể gồm khoảng bảy con đực và mười con
cái trưởng thành. Do khỉ vervet cái không thể hiện những dấu hiệu về giải phẫu
cũng như tập tính đối với thời điểm rụng trứng nên nhà sinh vật học Sandy
Andelman đã tiến hành nghiên cứu tại một cây keo nơi sinh sống của một bầy khỉ
vervet. Bà đứng bên dưới cây, treo lên đó những ống dạng phễu hay bình để hứng
lấy nước tiểu khi một con khỉ cái nào đó “giải quyết” vào đó và rồi sau đó đem
phân tích mẫu nước tiểu này nhằm tìm kiếm những đặc điểm về hormon vào thời
điểm trứng rụng. Andelman cũng theo dõi những cuộc giao phối giữa những con
khỉ trong bầy. Kết quả thu được cho thấy những con khỉ cái bắt đầu giao phối từ
rất lâu trước khi chúng thực sự rụng trứng, và chúng vẫn tiếp tục giao phối sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.