cốt truyện mà chỉ quan tâm tới những tiểu tiết như "lời thoại này hay quá",
"mình thích lối ẩn dụ đó"...
Ngoài ra, cảm xúc chạm gần "giấc mơ" đến thế nào cũng rất quan
trọng. Phần lớn những tác giả có văn phong mà tôi ưa thích cũng đều có
những cảm xúc gần như trong mơ.
Sau đây là những tác giả tôi nhớ ra (không theo thứ tự): Anthony
Doerr, Nicholson Baker, Jeffrey Eugenides, Nick Hornby, Kurt Vonnegut,
John Irving, Ian McEwan, Paul Auster, Steven Millhauser, Stuart Dybek,
John Fowles, W. G. Sebald, Michael Ondaatje, John Banville. Tác giả viết
cho thiếu niên thì có John Green, Jerry Spinelli. Còn nhiều nữa nhưng tôi
ch! tạm liệt kê chừng này.
14. Ông có dự định đến Việt Nam trong thời gian tới không?
Như tôi đã chia sẻ ở trên, tôi mắc chứng hay hoảng loạn nên hầu như
không thể sử dụng các phương tiện giao thông. Tuy vậy, khi nào khắc phục
được bệnh này, tôi cũng muốn đến Việt Nam một lần. Thú thực tôi rất tò
mò về các con sông ở Việt Nam. Sông ở Việt Nam có rất nhiều loại lục
bình nên tôi muốn được xem tận mắt. Tôi sẽ cố gắng để một ngày nào đó
"cùng cơn mưa đến với các độc giả Việt Nam."
(Năm 2017, con trai nhà văn đã thay mặt cha tới thăm Việt Nam và
chuyển lại cho tác giả món quà của các bạn đọc và biên tập viên)
15. Cuối cùng, ông có thể tiết lộ một chút về cuốn tiểu thuyết đang
viết của mình cho độc giả Việt Nam được không?
Tôi đã viết được chừng một nửa.
Nhân vật chính là một cậu bé 15 tuổi. Thị trấn nơi cậu bé sống có một
nhà máy rất to. Con gái của giám đốc nhà máy (học cùng lớp với cậu) đề