Khi xuất bản cuốn đầu tiên, một cuốn sách gồm hai truyện Tôi vẫn
nghe tiếng em thầm gọi và Nơi em quay về có tôi đứng đợi, tôi đã có cảm
giác mình sẽ không thể ra được cuốn tiếp theo. Hầu hết các tác giả ở Nhật
đều trở thành nhà văn sau khi đoạt giải tại một cuộc thi nào đó do các nhà
xuất bản lớn tổ chức. Trước tôi, ở Nhật hầu như chưa có ai đưa tác phẩm
của mình lên mạng, lọt vào mắt nhà xuất bản rồi trở thành nhà văn cả.
Thường thì các tác giả sau khi đoạt giải thưởng cây bút mới, tham dự
tiệc chiêu đãi, gặp gỡ các nhà xuất bản sẽ được đặt viết cuốn tiếp theo. Vì
không có trải nghiệm này nên tôi đã miệt mài gửi sách của mình tới các nhà
xuất bản lớn để tự quảng bá. Và nhà xuất bản Shogakukan đã nhận lời xuất
bản cuốn Em sẽ đến cùng cơn mưa.
Biên tập viên của Shogakukan ngỏ ý muốn thay bìa và tái bản cuốn
Nơi em quay về có tôi đứng đợi. Tuy nhiên, giám đốc AlphaPolis bảo sẽ cố
gắng để sách bán được nhiều hơn nữa. Trước tình hình như vậy, tôi nói với
cả hai bên rằng mình sẽ viết một câu chuyện có cùng nội dung là hai người
bạn cấp ba yêu nhau, lấy nhau, chỉ khác là cô gái không bị sẩy thai cũng
không bị nhỏ lại. Hai nhà xuất bản đồng ỷ, thế là Em sẽ đến cùng cơn mưa
ra đời.
Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ Em sẽ đến cùng cơn mưa trở thành
cuốn sách bán chạy đến thế.
Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọi có kết cục buồn có lẽ là bởi nó phản
ánh mối quan hệ giữa tôi và mẹ. Khi viết cuốn đó, tôi đã vô cùng bất an.
Còn khi viết cuốn Em sẽ đến cùng cơn mưa, tôi hào hứng lắm vì "một
nhà xuất bản lớn sẽ phát hành", cho nên tôi thấy hạnh phúc hơn là bất an.
Vì lý do này mà vợ tôi đã xen vào mối quan hệ giữa tôi và mẹ dưới một
hình thức kỳ lạ như câu chuyện đã đề cập.