hiện những nỗ lực tùy tâm lớn hơn nhằm mang lại lợi ích cho
nhóm và tổ chức của mình.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy khi các cá nhân không được tôn
trọng, họ sẽ thể hiện sự nỗ lực của mình nhằm đạt được những lợi
ích cá nhân chứ không hướng đến mục tiêu chung của nhóm.
Những phát hiện này xác nhận một tiền đề cơ bản của mô hình
RESPECT và nêu bật lên sự khác biệt giữa những nhân viên gắn
kết làm việc vì sự phát triển của tổ chức với những nhân viên
được động viên làm việc vì bản thân mình.
Triết lý hành động là gì? Một triết lý hành động là tập hợp các giá
trị hay quan niệm định hướng cho những hoạt động và hành vi
hằng ngày của một người. Ví dụ, Nguyên tắc Vàng (Golden Rule)
dạy chúng ta hãy đối xử với người khác như cách mà chúng ta
muốn người khác đối xử với mình.
Vòng tròn RESPECT
Dựa trên nghiên cứu về sự gắn kết, vòng tròn RESPECT phân ra
năm lĩnh vực mà các nhân viên cảm thấy tôn trọng hoặc không
tôn trọng.
Tổ chức – bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, mục tiêu, chính
sách và hành động. Các nhân viên tự hào nói rằng: “Tôi làm việc
cho tổ chức này.”
Lãnh đạo – đặc biệt liên quan đến người giám sát trực tiếp của họ,
tin rằng người đó có năng lực và đạo đức, đưa ra những quyết
định tốt và đối xử công bằng với mọi người.
Thành viên – tin rằng các thành viên trong nhóm có năng lực,
hợp tác, trung thực, hỗ trợ nhau và sẵn sàng gánh vác trách
nhiệm.
Công việc – thấy rằng công việc đầy thách thức, thú vị, đáng làm
và mang lại giá trị cho khách hàng cả trong lẫn ngoài.
Cá nhân – cảm giác được tổ chức, cán bộ quản lý và các đồng
nghiệp trong nhóm tôn trọng.
Kế bên mỗi lĩnh vực của vòng tròn RESPECT (Hình 4.1), bạn sẽ
thấy có một đường kẻ. Trên đường kẻ đó, hãy viết lại một khoảng
77