làng thấy lý do chính đáng thì đình cuộc lễ lại, sượng ngắt như khoai ngập
nước.
- Hồi nào tới giờ chị có gặp vụ nào như vậy chưa ?
- Không ! Hễ tôi làm là suông hết. Chị thấy không, hai ông suôi đều là nhà
Nho mà mọi việc đều dễ dàng từ đầu chí cuối. Có nhiều đám, bà mai chẳng
những lội rã đầu gối mà còn đen cả mặt mày nữa chớ.
- Tại sao vậy ?
- Vì đàng gái thách cưới nặng nề chớ sao. Họ đòi nào tiền chợ , rồi tiền nọ
xo tiền kia, rồi đồ nữ trang phải gồm những gì, mấy cây kiềng, mấy đôi
bông, mấy tấm lắc, mấy sợi dây chuyền cổ, chuyền rách, nào quần áo cho
cô dâu, nào heo bò, xôi cỗ, rượu gì mấy cặp, trà thì trà gì, mấy gói, mấy
cân. Nếu đàng trai lo không nổi thì phải nhờ miệng lưỡi của bà mai "xin
bớt" giùm. Nhiều khi đàng gái giơ cao , đánh khẽ, nhưng cũng gặp nhà bắt
gắt không hạ xuống chút nào. Chú rễ phải chạy cong đuôi lo cho đủ các thứ
. Khi cưới được vợ thì nợ ngập đầu. Hai vợ chồng phải nai lưng ra cày cuốc
để trả nợ cả chục năm mới dứt . Nhiều cặp mới ăn ở vài ngày, chàng rể đã
khện cho cô dâu một trận nên thân:" tại cha mẹ mày nên tao mới khổ!" Rồi
gây gổ, rồi để bỏ nhau. Đó mới tới lúc bà mai đưa đầu chịu báng ! Hai vợ
chồng chửi nhau thì kêu tên bà mai ra mà nhiếc . Nhiều cô đẻ không ra
cũng đổ thừa bà mai. Thiệt là trăm dâu đổ đầu tằm.
Ông Tư cười khà khà:
- Khổ vậy sao chị vẫn vui vẻ ?
- Làm mai là làm phước anh Tư à! Se duyên được một cặp tốt lành khác
nào lập nên một cảnh chùa . Nói cho ra lẽ vậy thôi, chớ hồi nào tới giờ tôi
chưa bị ai chửi rủa lần nào!
- Có ai thách hung đàng trai phải bỏ cuộc không chị ?
- Không! Nhưng có lúc đàng gái bày trò phá phách gây rắc rối cho đàng
trai. Ví dụ ngày rước dâu, họ cho trẻ con giăng dây bít mối đường không
cho đàng trai vào. Đàng trai biết ý, cho các em vài xu, thế là chúng thu dây
lại. Nên nhớ là chúng cũng đưọc bên đàng gái dặn trước, cuộn dây lại chớ
không có cắt dây . Cắt dây có nghĩa là làm dứt dây tợ Mà đàng gái lại sợ
chuyện này hơn đàng trai. - bà mai tiếp - Qua được cái sợi dây chặn đường,