- Chị nói chí phải! Gả con chứ đâu phải bán con. Còn người ta cưới dâu
chứ đâu phải mua đầy tớ về làm việc nhà.
Ông Tư nãy giờ ngồi lặng thinh bỗng bật ra tiếng nói:
- Hồi nãy tôi quên cái khoản đi đến nhà vợ chưa cưới làm rể ba năm nữa
chớ ! Đây là sự thử thách gay go nhất đối với chàng rể. Cả nhà bên vợ soi
mói từng cử chỉ một, để chê chàng rể. Nếu có lổi gì to, ví dụ như lên mâm
cơm mà quên thỉnh cha mẹ vợ trước, rồi kế đó là mời các anh chị em trong
nhà xong, mình mới được phép ngồi, như vậy có thể bị bất , nghĩa là như
học trò thi rớt và mất vợ dễ như chơi.
Bà Tư nói:
- Tôi cưới vợ cho con trai, anh chị suôi không đòi món gì mà bảo tùy ý gia
đình tôi, bây giờ tôi gả con gái cũng dễ dàng như vậy. Tùy ý ở bển đi món
gì tôi nhận món nấy, không đòi, không thách một tiếng.
Ông Tư gật gù :
- Phong tục ông bà mình ngày xưa có gắt gao thật, nhưng làm như vậy
duyên kim cải mới bền. Bây giờ ngưòi ta giảm chướ nhiều quá... - Ông Tư
nói đến đây sực nhớ đám cưới thằng Minh cách đám hỏi có hai tháng thì
nói tránh đi - Coi vậy cũng tùy đám. Có đám làm đủ thứ lễ nghi, đến chừng
bỏ nhau vẫn bỏ, còn có đám giản lược đi nhiều mà vợ chồng vẫn ăn ở suốt
đời với nhau.
- Đó là do tuổi của hai người - bà mai nói - có những đôi chỉ tôn có cặp vịt,
không có bông vàng gì hết mà cũng ở đời.
Ông Tư gọi thằng Bảo lấy khay trầu rượu đem ra. Bà mai biết ý liền xua
tay:
- Thôi anh Tư ơi! Tôi không biết uống rượu đâu.
- Chị ăn thêm miếng trầu héo, hớp thêm chút rượu lạt gọi là nhận cái ơn của
vợ chồng tôi.
- Ừ thôi, tôi nhận rồi đó! - bà mai qươ tay - Nè, còn thằng nhỏ kia là con
trái út của anh chị hả ?
- Dạ .! - Bà Tư đáp - Anh nó là Minh, nó là Bảo. Còn lâu lắm mới tới phiên
nó làm nhọc lòng chị.
- Coi vậy chớ nó nhổ giò lên mấy hồi! - bà mai cười và đưa tay vò đầu