nghĩa mục đích nhưng cản trở đã không thành công và xảy ra hiện tượng
quay trở lại với mục tiêu dục tính đã bị dồn nén.
Điều đó cắt nghĩa tại sao chứng suy nhược thần kinh làm cho người
ta ác cảm với xã hội và tách khỏi những tập thể quen thuộc của họ. Có thể
nói rằng giống như tình yêu, chứng suy nhược thần kinh là yếu tố làm tan
rã đám đông. Bởi vậy có thể thấy bất cứ nơi mà có tác nhân tạo lập đám
đông mạnh thì nơi đó chứng suy nhược thần kinh giảm hay tạm thời biến
mất trong một thời gian. Đã có một số thử nghiệm, không phải không có cơ
sở, lợi dụng sự xung khắc giữa bệnh suy nhược thần kinh và đám đông như
một phương tiện để chữa bệnh. Ngay cả những người không hề lấy làm tiếc
về việc biến mất các ảo tưởng tôn giáo khỏi nền văn minh hiện đại cũng
phải công nhận rằng các ảo tưởng đó là một phương tiện bảo vệ hữu hiệu
những người gắn kết với tôn giáo khỏi bệnh suy nhược thần kinh. Dễ dàng
nhận thấy rằng việc gia nhập những tổ chức tôn giáo thần bí hay triết lí thần
bí cũng là một cách chữa gián tiếp các chứng suy nhược thần kinh. Tất cả
những điều đó đều liên quan đến sự đối lập giữa những khao khát dục tính
trực tiếp và khao khát bị ngăn chặn theo nghĩa mục đích.
Người suy nhược thần kinh bị tách ra khỏi đám đông sẽ phải dùng
các triệu chứng bệnh hoạn để thay thế cho những đám đông ấy. Họ tưởng
tượng ra một thế giới huyễn hoặc của riêng mình, một tôn giáo riêng, một
hệ thống đầy hoang tưởng và như vậy là họ tạo ra những định chế của xã
hội loài người dưới dạng méo mó, chứng tỏ sự tham gia một cách mạnh mẽ
của các khao khát dục tính trực tiếp.
D
Để kết thúc chúng ta sẽ đưa ra các đánh giá xét từ quan điểm lí
thuyết libido những trạng thái mà chúng ta đã nghiên cứu: trạng thái ái tình,
thôi miên, đám đông và suy nhược thần kinh.
Ái tình là đồng thời tồn tại khao khát dục tính trực tiếp và khao khát
bị ngăn chặn hiểu theo nghĩa mục đích, trong đó đối tượng thu hút một