TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 113

quả thật thường rất nguy hiểm. Nó đã làm cho chúng ta bao lần tổn thất bởi
các cuộc xâm lược từ bên ngoài, và với sự chiến thắng của chủ nghĩa xã hội,
chúng ta chắc chắn sẽ còn phải trả giá đắt gấp bội cho những sáng kiến của
sự cai trị bởi nhân dân.

Nhưng những sự phê phán như vậy, về mặt lý thuyết không có gì để chê

trách, tuy nhiên trong thực tiễn chúng bị mất hết sức lực, nếu như người ta
nhớ đến cái sức mạnh không gì ngăn cản nổi của những ý tưởng một khi đã
trở thành những tín điều. Học thuyết cai trị của đám đông, theo quan điểm
triết học cũng khó biện hộ như việc biện hộ cho những tín điều tôn giáo thời
trung cổ, nhưng ngày nay nó đã đạt đến một quyền lực không giới hạn.
Chính vì vậy cho nên nó cũng bất khả xâm phạm như những ý tưởng tôn
giáo của chúng ta một thời. Chúng ta hãy hình dung một người hiện đại có
suy nghĩ tự do, do một tác động huyền diệu nào đó đã được đưa trở về tít tận
sâu thẳm của thời trung cổ. Nếu anh ta khi đó phát hiện ra những quyền lực
không giới hạn của các ý tưởng tôn giáo đang ngự trị, liệu ta có tin, rằng anh
sẽ tìm cách để chống lại chúng? Liệu anh ta có nghĩ là phải chối bỏ sự tồn tại
của ma quỷ và chối bỏ ngày hội các quần ma, một khi anh ta rơi vào tay các
quan tòa, những người muốn thiêu sống anh ta vì theo họ anh ta đã phạm
phải tội liên kết với ma quỷ và đã tham gia vào ngày hội của quần ma?
Người ta không nghĩ đến chuyện bàn cãi để chống lại quyền lực của đám
đông y như không có chuyện bàn cãi để chống lại một cơn bão lốc vậy. Học
thuyết về phổ thông đầu phiếu ngày nay đã có được cái quyền lực như ngày
xưa giáo lý thiên chúa giáo đã từng có. Các diễn giả và các nhà văn nói về nó
với một niềm kính trọng xen lẫn với sự tán dương, là những điều mà ngay cả
Louis XIV cũng chưa được biết tới. Người ta phải chú ý theo dõi nó như đã
từng theo dõi tất cả các giáo điều. Thời gian mình nó sẽ tác động vào chúng.

Hơn nữa sẽ càng chẳng được gì khi tấn công học thuyết này bởi vì bản

thân nó có những lý do rõ ràng riêng cho nó. “Trong thời đại bình đẳng”,
Tocqueville đã nói rất chính xác, “không ai tin ai, bởi tất cả đều giống nhau;
nhưng chính cái sự giống nhau này đã đem lại cho họ một niềm tin gần như
vô hạn vào sự phán xét của tập thể. Bởi vì có lẽ nào sự thật lại không phải
nằm ở phía đa số chỉ vì tất cả có cùng chung một cách nhìn nhận.”

Liệu người ta có được phép cho rằng sự biểu quyết của đám đông được

giới hạn bởi quyền biểu quyết của những người có năng lực - nếu người ta
muốn vậy - là một phương pháp tốt hơn? Tôi không một phút giây nào có thể
tin vào điều đó và cụ thể là vì những lý do như tôi đã trình bày ở trên và vì
sự vô nghĩa về mặt trí tuệ của một tập thể, cho dù chúng được hợp thành một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.