TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 112

diệt họ v.v...”

Người ta tự hỏi, trong một quang cảnh như vậy làm sao có thể tạo nên

được một chính kiến cho một cử tri? Nhưng để có thể đặt ra một câu hỏi kiểu
như thế người ta phải dâng hiến mình cho một ảo tưởng đáng ngạc nhiên
vượt lên trên mức độ của tự do để làm vừa lòng một tập thể. Đám đông chỉ
có những quan điểm đuợc cấy từ ngoài vào và không bao giờ có được những
quan điểm mang lý tính trong nó. Những quan điểm như vậy và quyết định
bỏ phiếu của cử tri nằm trong tay ủy ban bầu cử mà lãnh đạo của nó thường
là một vài chủ quán có ảnh hưởng lớn đến những người công nhân, và cũng
chính là những người cho họ ghi sổ nợ. “Ông có biết ủy ban bầu cử là gì
không?”, Scherer, một người bảo vệ nhiệt thành nền dân chủ, viết, “đơn giản
quá đó là chìa khóa để vào các cơ quan nhà nước, là phần quan trọng nhất
của bộ máy chính trị. Nước Pháp ngày nay được lãnh đạo bởi các ủy
ban.

[23]

Và như thế cũng không có gì là khó để có thể tác động vào họ, nếu như

ứng cử viên chỉ cần tương đối chấp nhận được và có đầy đủ các phương tiện.
Theo sự thú nhận của phía chi tiền thì chỉ cần ba triệu là đủ để có thể tiến
hành thắng lợi nhiều cuộc tranh cử của tướng Boulanger. Tất cả đó là tâm lý
học về đám đông cử tri. Nó giống hệt như tâm lý học của các đám đông
khác. Không tốt hơn mà cũng chẳng xấu hơn.

Quyền phổ thông đầu phiếu

Tôi hoàn toàn không muốn rút ra những kết luận chống lại quyền phổ

thông đầu phiếu từ những điều đã viết trên đây. Nếu tôi có thể quyết định
được khả năng của nó, thì tôi sẽ vẫn giữ nguyên trạng như hiện giờ, vì chính
bởi những nguyên nhân thực tế nảy sinh trong nghiên cứu về tâm lý học đám
đông và từ những nguyên nhân tôi sẽ tiếp tục tranh luận, nếu như một khi tôi
nhớ lại những khiếm khuyết của nó.

Những khiếm khuyết của quyền phổ thông đầu phiếu đập vào mắt ta một

cách rõ ràng không có gì để phải nghi ngờ. Điều không thể phủ nhận, đó là
các nền văn hóa đều là sản phẩm của một thiểu số những cái đầu nổi trội; họ
tạo nên cái ngọn của kim tự tháp, càng trở xuống dưới chúng càng rộng ra
tương ứng với giá trị tinh thần giảm dần và thể hiện những tầng lớp thấp của
một dân tộc. Mức độ to lớn của một nền văn hóa không thể để phụ thuộc vào
quyền bỏ phiếu của các phần tử bên dưới một tập thể hoàn toàn không mang
một ý nghĩa gì ngoài con số. Rõ ràng rằng việc biểu quyết của một đám đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.