TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 114

cách như thế nào. Tôi nhắc lại: trong đám đông mọi con người trở nên giống
nhau cho nên sự biểu quyết của bốn mươi người có trình độ học vấn đại học
về những vấn đề chung cũng không hơn gì biểu quyết của bốn mươi anh
gánh nước thuê. Tôi hoàn toàn tin một cách chắc chắn, rằng không có một
cuộc bỏ phiếu nào mà người ta thường sử dụng quyền phổ thông đầu phiếu
để tiến hành, giống như việc cải cách chế độ quân chủ chẳng hạn, lại có thể
có được kết quả khác hơn, nếu như những người tham gia bầu cử chỉ bao
gồm những con người thông thái và có học. Người ta học hỏi ở người Hy
lạp, ở các nhà toán học, những kiến thức để trở thành các kiến trúc sư, các
bác sĩ thú y, các luật gia, nhưng không hề có được sự nhìn nhận đặc biệt
trong các vấn đề tình cảm. (Dịch tối nghĩa, phải là, “không thể suy diễn từ
việc một người biết tiếng Hy lạp, hay biết toán học, hành nghề kiến trúc sư,
thú y sĩ, bác sĩ hay luật gia, thì người ấy phải có khả năng đặc biệt thông hiểu
những vấn đề xã hội”.) Tất cả các nhà kinh tế quốc dân của chúng ta đều là
những con người rất thông thái, phần đông họ là giáo sư hoặc tốt nghiệp đại
học. Nếu hiện nay đang có một vấn đề chung duy nhất, ví dụ như hệ thống
bảo hộ thuế quan, thử hỏi rằng họ có thống nhất với nhau? Trước các vấn đề
xã hội đầy rẫy những yếu tố không rõ ràng và bị ảnh hưởng bởi những logic
ngầm và logic tình cảm thì sự thiếu hiểu biết của tất cả mọi người sẽ được
san đều cho nhau.

Nếu như khối những cử tri chỉ được lập nên từ những con người lành

mạnh và hiểu biết thì kết quả cũng không hơn gì của những cử tri hiện nay.
Họ cũng vẫn để cho lý trí bị tình cảm hoặc tinh thần bè đảng lôi cuốn. Chúng
ta do vậy chẳng những không hề bớt đi chút khó khăn nào so với hiện nay
mà lại còn thêm vào trên đó sự chuyên chế tàn bạo của các đẳng cấp.

Cho dù là quyền bầu cử phổ thông hay giới hạn, cho dù nó xảy ra ở một

nước cộng hòa hay là ở một nước quân chủ, cho dù nó xảy ra ở Pháp, ở Bỉ, ở
Hy lạp, ở Bồ đào nha hay Tây ban nha, khắp mọi nơi quyền bầu cử của đám
đông đều tương tự và thường phản ánh những đòi hỏi vô thức và những nhu
cầu của giống nòi. Mức độ trung bình (dịch sai, phải là “quan điểm trung
bình”) của những người trúng cử đối với một dân tộc nó thể hiện mức độ
trung bình của tâm hồn chủng tộc của dân tộc đó, là cái được giữ lại hầu như
nguyên vẹn từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Và như vậy chúng ta lại quay trở lại với khái niệm cơ bản đó là khái

niệm giống nòi, khái niệm mà ta đã liên tục gặp phải, và ta cũng gặp những ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.