TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 129

[13]

Taine, Le régime moderne II, 1894. - Đó gần như là những trang cuối cùng Taine đã viết.

Chúng tóm tắt lại một cách tuyệt vời các kết quả của những kinh nghiệm lâu năm của một nhà tư
tưởng lớn. Giáo dục là phương tiện duy nhất của chúng ta để có thể tác động chút ít đến tâm hồn đám
đông, và nghĩ đến lại rất buồn, khi mà hầu như chẳng có ai ở Pháp có thể hiểu được, rằng nền giáo dục
hiện nay của chúng ta là nguyên nhân kinh khủng của một sự méo mó. Đáng lý phải nâng tầm của tuổi
trẻ lên thì nó lại dìm họ xuống và làm cho họ thối rữa.

[14]

Trong quyển “Các quy luật tâm lý của sự phát triển của các dân tộc” tôi đã chỉ rõ sự khác

biệt giữa ý tưởng của các dân tộc Latinh và các dân tộc Anglo-Saxon về khái niệm dân chủ.

[15]

Quan điểm của đám đông trong trường hợp này tạo thành bởi những liên kết thô thiển giữa

những sự vật tương tự nhau, mà cơ chế vận hành của nó trước đây tôi đã giải thích. Do vì trước đây
đội cận vệ quốc gia của chúng ta gồm những công dân bình thường lương thiện, chưa hề có tiền án tiền
sự và không được coi là quan trọng, cho nên điều này đã tạo ra một cảm giác, rằng tất cả những gì có
tên tương tự như vậy, cũng sẽ có hình ảnh tương tự và dẫn đến cũng được đánh giá là không có gì
đáng sợ. Sự nhầm lẫn của đám đông khi đó, cũng giống như quan điểm chung thời ấy là những điều
được giới lãnh đạo chia sẻ. Trong một diễn văn, ngày 31 tháng 12 năm 1867 ông Thier trước các đại
biểu quốc hội đã lặp lại điều của một người lãnh đạo nhà nước, là người thường chạy theo quan điểm
của đám đông như sau: “Phổ ngoài một đội quân thường trực với số lượng đông tương đương với quân
ta, chỉ có thêm một đội cận vệ quốc gia y như kiểu của chúng ta đã từng có và do vậy không đáng kể”
- đó là một nhận định cũng đúng y như lời tiên tri nổi tiếng của cũng chính nhà lãnh đạo đó về tương
lai ảm đạm của ngành đường sắt.

[16]

Quan sát đầu tiên của tôi về nghệ thuật tác động vào đám đông và về những phương tiện trợ

giúp yếu ớt mà Logíc học trong mối liên quan này đã cung cấp, được thực hiện trong thời gian Paris bị
phong tỏa, đúng vào ngày tôi nhìn thấy thống chế V... được giải đến Louvre, trụ sở của chính quyền
khi đó, bởi một đám đông dân chúng tức giận, họ có vẻ như đã phát hiện thấy ông ta một cách bất ngờ
trong khi đang định lấy cắp sơ đồ pháo đài để bán cho quân Phổ. Một thành viên chính phủ, G.P..., là
thuyết gia rất nổi tiếng, đã xuất hiện để phủ dụ đám đông đang đòi phải hành quyết ngay lập tức kẻ bị
bắt. Tôi đã trông chờ diễn giả sẽ chứng minh sự vô lý của những lời buộc tội bằng cách khẳng định,
rằng vị thống chế bị kết tội kia chính là công trình sư của pháo đài, và những tài liệu thiết kế của nó có
thể mua được ở tất cả các hiệu sách. Nhưng tôi đã phải hết sức kinh ngạc - lúc đó tôi còn rất trẻ - vì lời
phủ dụ đã hoàn toàn khác hẳn: “Công lý phải được thực thi”, ông ta kêu gọi đám đông, trong khi bước
tới gần kẻ bị bắt, “và sẽ được thực thi một cách không khoan nhượng. Hãy để cho chính phủ của hội
đồng bảo vệ quốc gia thực hiện công việc cho các bạn; ngay sau đây chúng tôi sẽ bắt nhốt kẻ bị kết
tội.” Đám đông lập tức dịu xuống bởi dường như họ đã được thỏa mãn và sau đó tự động giải tán, còn
vị thống chế nọ khoảng mười lăm phút sau đã có mặt tại nhà mình. Chắc chắn là ông ta sẽ bị đánh chết
ngay lập tức, nếu như người bảo vệ ông ta đã sử dụng những lý lẽ lôgic trước đám đông đang căm
phẫn, những lý lẽ mà tuổi trẻ của tôi nhận thấy rất hợp lý.

[17]

Xem thêm các bài viết cuối của tôi: “Tâm lý chính trị học”, “Ý kiến và quan điểm”, “Cuộc

cách mạng Pháp và Tâm lý học của các cuộc cách mạng”.

[18]

Gustave le Bon. Con người và các hình thái xã hội. 1881. Tập 2, tr. 116.

[19]

Người ta thấy kiểu tác động của chức danh, băng choàng danh dự, và đồng phục vào đám

đông ở tất cả các nước, ngay cả ở những nơi mà sự yêu chuộng đối với độc lập cá nhân đã nảy nở một
cách mạnh mẽ. Để làm sáng tỏ điều này, tôi dẫn ra đây một đoạn thú vị trong quyển sách mới gần đây
của một du khách, nói về ảnh hưởng của tính cách cá nhân ở Anh: “Nhiều cuộc gặp gỡ khác nhau đã
làm cho tôi có thể tin vào sự ngây ngất của những người Anh bình thường khi được tiếp xúc với một
nhà quý tộc hoặc qua cái nhìn của ông ta.”

“Với điều kiện là sự phô trương của ông ta phải tương xứng với chức danh của ông, họ yêu mến

ông ta ngay từ giây phút đầu, và với sự có mặt của ông ta, họ chấp nhận tất cả mọi thứ của ông ta với
một niềm sung sướng. Người ta thấy họ đỏ mặt lên vì cảm động, khi ông ta tiến lại gần, và khi ông ta
nói chuyện với họ, nó lại càng làm tăng thêm cái cảm giác hạnh phúc, tăng thêm sắc đỏ trên khuôn mặt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.