và viết lại. Người ta đem báo cáo trình thống chế, ông ta hét lên: “Ngài nhầm lẫn hoàn toàn!” và tự
mình sửa lại báo cáo. Nguyên văn ban đầu của báo cáo giờ đây hầu như chẳng còn gì nữa.”
D'Hartcourt kể chuyện này để chứng minh rằng không thể biết được sự thật là như thế nào ở những sự
kiện hấp dẫn nhất và được quan sát một cách chính xác nhất.
Qua đó cũng giải thích một điều rằng, một số tác phẩm kịch, bị tất cả các giám đốc nhà hát từ
chối, thỉnh thoảng lại đặc biệt thành công, nếu tình cờ được công diễn. Thành công của vở “Pour la
Couronne” của Coppé là một điều ai cũng biết, vở này hàng chục năm trời, mặc dù tác giả là một
người có danh, luôn bị các giám đốc nhà hát từ chối. “Charleys Tante” sau một loạt các chối từ đã
được giới môi giới thị trường chứng khoán chịu chi để trình diễn và đã đạt 200 lượt trình diễn tại Pháp
và trên một nghìn lượt tại Anh. Nếu không có sự giải thích như đã dẫn rằng các giám đốc nhà hát đã
không thể tự đặt mình vào tâm hồn của đám đông, ta sẽ không hiểu được, tại sao những con người độc
lập quả quyết, coi việc che giấu những nhầm lẫn là trọng, lại có thể có những phán xét sai sót như vậy.
Bởi học thuyết này còn rất mới và nếu không có nó ta sẽ vẫn chưa hiểu được lịch sử, cho nên
tôi đã dành chỗ cho nó ở nhiều chương trong tác phẩm của tôi mang tên “Các định luật của phát triển
dân tộc”. Độc giả qua đó sẽ nhận thấy, mặc dù bị vẻ ngoài che lấp, kể cả ngôn ngữ lẫn tôn giáo, lẫn
các loại nghệ thuật, hoặc bất kể một yếu tố nghệ thuật nào đều không thể không bị biến đổi khi được
truyền từ dân tộc này sang dân tộc khác.
Báo cáo của nghị viên già Fourcroy, mà Taine lấy làm ví dụ, chỉ ra rất rõ mặt này: “Những gì
người ta thấy ở những cuộc lễ chủ nhật và đi nhà thờ chứng minh rằng, đám đông người Pháp muốn
quay trở lại với những tập tục cũ, và cái thời để chống lại cái mong muốn này của dân tộc đã không
còn nữa. Đám đông con người thấy cần phải có tôn giáo, có một thần tượng và các giáo sĩ. Một sự
nhầm lẫn của một vài triết gia, điều mà bản thân tôi cũng lâm phải, là đã tin vào khả năng của một sự
giáo dục, chỉ cần nó đủ phổ cập là có thể phá vỡ những định kiến tôn giáo: chúng là nguồn an ủi đối
với nhiều nỗi bất hạnh... Do vậy người ta không nên động chạm đến những giáo sĩ, những nơi thờ
phượng và thần tượng của đám đông dân chúng.”
Điều này được thừa nhận ngay cả ở Mỹ bởi những người cộng hòa kiên quyết nhất. Tờ báo
Mỹ “Forum” đã nhận xét về ý kiến này, và tôi cũng đã đăng lại trong “Review of Reviews” tháng 12
1894: “Ngay cả những kẻ thù sôi máu nhất của giới quý tộc cũng không được phép quên rằng, ngày
nay nước Anh là một nước dân chủ nhất thế giới, ở đó quyền của mỗi một con người được chú trọng
và nó có nhiều tự do nhất.”
Nếu người ta so sánh sự bất đồng sâu sắc giữa tôn giáo và chính trị, cái đã làm nên sự chia
cắt giữa nhiều vùng ở nước Pháp, với xu hướng ly khai xuất hiện trong thời đại cách mạng và trong
thời kỳ kết thúc cuộc chiến tranh Pháp-Đức, ta sẽ thấy, rằng các chủng tộc khác nhau, sống trên đất
nước chúng ta, còn lâu nữa mới có thể hòa hợp. Sự tập trung hóa đầy quyền lực và sự tạo nên các cơ
quan giả tạo nhằm mục đích trộn lẫn các tỉnh thành xưa kia vào nhau, chắc chắn là những công việc có
ích nhất của cách mạng. Giả như sự tản quyền, cái mà những cái đầu thiển cận hôm nay ra rả nói, có
thể thành công, thì nó sẽ dẫn đến những cuộc chiến tranh đẫm máu không thể lầm lẫn. Không nhận ra
được điều đó, có nghĩa là lịch sử của chúng ta đã hoàn toàn bị lãng quên.
xem thêm trong “Tâm lý học của chủ nghĩa xã hội”, “Tâm lý học giáo dục”
Vả lại đó cũng không phải là hiện tượng đặc biệt chỉ ở các dân tộc Latinh, người ta cũng thấy
hiện tượng như vậy ở Trung quốc, chúng được hình thành từ thứ bậc chặt chẽ của hệ thống quan lại, và
ở đâu nghề làm quan đạt đến được bằng thi cử như ở chỗ chúng ta, thì ở đó đòi hỏi duy nhất là nói một
cách trôi chảy những gì đã có trong các sách giáo khoa. Đội quân những nhà giáo thất nghiệp ở Trung
quốc ngày nay đang là một tai họa thực sự. Ở Ấn độ cũng vậy, từ khi người Anh ở đó mở trường để
chỉ bảo người bản xứ, chứ không phải giáo dục, một đẳng cấp đặc biệt của những người có học, đẳng
cấp Babus, đã hình thành, và đã trở nên kẻ thù không khoan nhượng của chính quyền Anh, nếu như họ
không nhận được chỗ làm. Tác động đầu tiên của việc giảng dạy ở đẳng cấp Babus, bất kể sau đó có
công việc hay không, là sự xuống dốc một cách đặc biệt về đạo đức.Về điểm này tôi đã trình bày rất
tường tận trong quyển “Văn hóa Ấn độ”. Tất cả các tác giả đã từng tới thăm tiểu lục địa này đều có
chung một nhận xét như vậy.