công. Đám đông hạ tiện chiếm ưu thế, sự dã man mọi rợ xuất hiện. Cho đến
đây nền văn hóa vẫn còn tỏ ra sáng lạn bởi nó vẫn còn giữ được cái vẻ bề
ngoài từng được tạo nên từ một quá khứ lâu dài, nhưng thực ra nó đã là một
ngôi nhà đã mục ruỗng, không còn có gì để chống đỡ, và sẽ sụp đổ tan tành
ngay từ cơn bão đầu tiên.
Từ dã man mọi rợ được ước mơ hoài bão dẫn dắt đã trở thành một nền
văn hóa, sau đó, chừng nào niềm mơ ước này không còn sức lực, cũng là
giây phút của sự suy tàn và cái chết - cuộc sống của các dân tộc luôn chuyển
động trong cái vòng luân hồi như vậy.
Tuy nhiên những cố vấn thông minh nhất của ông ta cũng không hiểu vấn đề tốt hơn.
Talleyrand viết cho ông ta rằng, Tây Ban Nha sẽ chào đón quân lính của ông ta như những người giải
phóng. Nó đã đón họ như những con thú dữ. Một nhà tâm lý học hiểu biết về tính di truyền bản năng
của chủng tộc có thể dễ dàng thấy trước được sự chào đón thực tế sẽ như thế nào.
Một số ít tác giả, chuyên tâm nghiên cứu về tâm lý học đám đông, chỉ nặng khảo sát về khía
cạnh tội phạm của nó. Bởi vì tôi chỉ đề cập một cách ngắn gọn đến lĩnh vực này, cho nên tôi giới thiệu
với độc giả nên đọc thêm các công trình của Tarde và các bài viết của Sighele: “Đám đông tội ác”.
Công trình cuối cùng không hề có một ý tưởng nào mới của tác giả, nhưng cho ra một tóm tắt về
những sự kiện mà những nhà tâm lý học có thể khai thác sử dụng. Tuy nhiên những kết luận của tôi về
tội phạm và đạo đức của đám đông hoàn toàn trái ngược với hai tác giả nêu trên. Người ta sẽ tìm thấy
trong các công trình khác nhau của tôi, đặc biệt là trong bài viết “Tâm lý học của chủ nghĩa xã hội”,
một vài kết quả từ những quy luật chi phối tâm lý học đám đông. Những quy luật này ngoài ra cũng
còn có thể vận dụng vào những lĩnh vực hoàn toàn khác. Ông giám đốc nhạc viện hoàng gia tại
Brussel, A. Gevaert, đã sử dụng những quy luật mà tôi đã diễn đạt vào trong một luận văn về âm nhạc,
với cái tên rất chính xác “Nghệ thuật đám đông” do ông đặt ra, để tạo nên một ứng dụng có giá trị rất
đặc biệt. “Hai bài viết của ông”, ông giáo tuyệt vời này đã viết trong luận văn gửi cho tôi, “đã giúp cho
tôi giải quyết được một vấn đề mà mãi đến trước đây tôi vẫn nghĩ là không có lời giải: ứng dụng được
một cách đáng ngạc nhiên với hết thảy các đám đông, để cảm nhận được một bản nhạc, mới hoặc cũ,
trong nước hay nước ngoài, đơn giản hay phối hợp với điều kiện là nó phải được chơi hay và các nhạc
sĩ phải có một nhạc trưởng nhiệt tình”. Ông Gevaert đã chỉ ra rất chuẩn, tại sao “một tác phẩm, được
các nhạc sĩ tài ba xem xét về phối khí trong phòng riêng của họ sẽ mãi mãi không ai khác ngoài họ
hiểu được, thường lại được thính giả trình độ không cao lĩnh hội một cách dễ dàng”. Cũng tuyệt vời
như vậy khi ông ta giải thích, tại sao những ấn tượng thẩm mỹ hầu như không để lại dấu vết gì.
Ai đã từng tham gia vụ vây chiếm Paris chắc hẳn phải được chứng kiến nhiều trường hợp cả
tin của đám đông vào những thứ cực kỳ vô lý. Một ánh nến cháy sáng trên một tầng nhà cao lập tức
được coi là một tín hiệu báo cho những kẻ bao vây. Sau hai giây suy nghĩ người ta nhận ngay ra không
thể nào nhìn thấy ánh sáng của một ngọn nến ở cách xa đến nhiều dặm như vậy.
“Eclair” ngày 21 tháng 4 1895.
Liệu chúng ta có biết, chỉ duy nhất về một trận đánh, rằng nó đã xảy ra như thế nào? Tôi rất
nghi ngờ điều này. Chúng ta chỉ biết kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại, ngoài ra có lẽ chẳng còn gì nữa.
Những gì d'Harcourt viết về trận Solferimo mà ông ta một phần trực tiếp tham dự và một phần quan
sát thấy, ta có thể vận dụng cho tất cả các trận đánh khác: “Những vị tướng (dĩ nhiên là có hàng trăm
nhân chứng xác nhận) lập nên các báo cáo chính thức; các sĩ quan được giao nhiệm vụ phát tán các
báo cáo này đã sửa đổi và quyết định nội dung cuối cùng của báo cáo; Tổng tham mưu trưởng xem xét