TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 15

hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là
một thể loại xác định. Toàn bộ cái đó lúc này đã trở thành, do chưa tìm ra
được khái niệm nào diễn tả tốt hơn tôi tạm gọi nó là “đám đông có tổ chức”,
nếu ai muốn khác cũng có thể gọi là đám đông tâm lý. Đám đông là một cơ
thể duy nhất và chịu tác động của quy luật đồng nhất tâm hồn đám đông (loi
de l'unite des foules). Hiện tượng nhiều cá nhân vô tình tụ hợp lại với nhau,
cũng chưa tạo cho nó những đặc tính của một đám đông. Hàng nghìn người
tình cờ xuất hiện trên một quảng trường không có một mục đích nhất định sẽ
không bao giờ tạo nên được một đám đông theo nghĩa tâm lý học. Để nó có
thể có được những đặc tính riêng của đám đông cần phải có những tác động
kích thích, hình thức và bản chất của chúng là điều chúng ta cần nghiên cứu.

Sự biến mất cá tính có ý thức và sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ về

cùng một hướng, là cú hích khởi đầu để một đám đông tiến tới có tổ chức,
điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của nhiều
thành viên tại một địa điểm duy nhất. Hàng ngàn con người cách biệt nhau,
trong một khoảnh khắc nào đó có thể do ảnh hưởng của một tác động tình
cảm mạnh mẽ, một sự kiện quốc gia quan trọng chẳng hạn, sẽ tiếp nhận
những đặc tính của đám đông tâm lý. Một sự tình cờ nào đó làm cho họ liên
kết lại với nhau, như vậy cũng đủ để cho cách hành động của họ nhanh
chóng trở nên giống cách hành động có dạng đặc biệt của đám đông. Trong
những thời điểm lịch sử nhất định, chỉ cần một nhóm ít người cũng đủ để có
thể tạo nên một đám đông tâm lý, trong khi sự tụ tập tình cờ của hàng nghìn
con người có khi lại không thể tạo ra được. Mặt khác, đôi lúc cả một dân tộc,
không thấy có dấu hiệu rõ ràng về sự liên kết dưới sức ép của các tác động
nào đó, cũng trở thành một đám đông.

Một khi đám đông tâm lý được hình thành, nó sẽ bắt đầu thu nạp những

đặc tính chung tạm thời nhưng có thể định rõ được. Các đặc tính chung này
kết hợp thêm với những tính chất đặc biệt thay đổi tùy thuộc vào các phần tử
cấu thành đám đông, và qua đó làm thay đổi cấu trúc tư duy của nó. Đám
đông tâm lý như vậy có thể được phân chia thành nhiều loại. Nghiên cứu về
sự phân chia này sẽ cho chúng ta thấy, một đám đông hỗn tạp, có nghĩa là
một tập hợp bởi những phần tử không cùng loại, với một đám đông thuần
nhất, nghĩa một tập hợp bởi những phần tử tương tự nhau (các môn phái, các
đẳng cấp, các giai cấp) đều có cùng những đặc tính chung; ngoài ra chúng
cũng có những đặc tính riêng, qua đó người ta có thể phân biệt giữa chúng
với nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.