+ Không nuôi dưỡng và hỗ trợ con cái đủ đầy.
+ Không đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp.
+ Không giám sát con cái cẩn thận.
* Chối bỏ con cái.
* Lạm dụng con cái.
+ Hoàn toàn không nhất quán trong cách đối xử với con cái.
Vấn đề gặp phải trong quá trình đánh giá chính xác về một gia đình là
những đứa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật thường xuyên nói dối, đặc
biệt là khi chúng cố gắng tạo ấn tượng thuận lợi và tránh bị trừng phạt. Cha
mẹ của chúng trở thành một mục tiêu thích hợp. Các chuyên gia sức khỏe
tâm thần giàu lòng trắc ẩn, không nắm được suy nghĩ thực sự của những kẻ
phạm tội và không quen với chiến thuật của chúng, nhanh chóng đồng tình
với những câu chuyện của những đứa trẻ này. Tôi đã phỏng vấn một số
người vi phạm pháp luật trong tuổi vị thành niên và trưởng thành mô tả cha
mẹ họ như những con quái vật. Tuy nhiên, anh chị em của những người này
lại cho biết cha mẹ họ là những người giàu lòng yêu thương, biết quan tâm,
rộng lượng và tận tụy. Tôi cũng từng gặp một số ông bố, bà mẹ yếu kém
trong nuôi dạy con cái dù nhìn theo khía cạnh nào đi nữa. Trong hầu hết
mọi trường hợp được đưa ra để xem xét, những kẻ vi phạm pháp luật mà tôi
đánh giá đều có một người anh chị em lớn lên trong cùng hoàn cảnh như
vậy nhưng không hề thực hiện hành vi phạm tội.
Bạn không thể biết trước được một đứa trẻ sẽ phát triển thành con
người như thế nào khi chỉ đơn giản là biết về bố mẹ chúng. Trong một cuốn
sách có tựa đề Stranger in the Nest (tạm dịch: Người lạ trong tổ), nhà tâm
lý học David Cohen lưu ý rằng “khả năng bẩm sinh mạnh mẽ có thể vượt ra
ngoài tầm ảnh hưởng của cha mẹ” và kết quả là “con của một người nào đó
có thể giống như một người hoàn toàn xa lạ”. Ông lập luận rằng: “Cha mẹ
có ít ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ hơn nhiều so với người ta
thường nghĩ”.
Nhà tâm lý học phát triển Richard Trembley từng viết về sự tương
đồng giữa một kẻ phạm tội và đứa trẻ mới biết đi