TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM - TẬP 1 - Trang 56

hưởng những năm tháng tuổi thơ quý giá này”. Một bà mẹ khác nhận xét
khi chia sẻ về cô con gái vô trách nhiệm, thô lỗ và luôn coi mình là trung
tâm: “Hết lần này đến lần khác, tôi bắt đầu hy vọng vào con bé, nhưng sau
đó nó luôn làm điều gì đó khủng khiếp. Nhưng tôi sẽ trở thành một người
mẹ như thế nào nếu không còn hy vọng?”

Một số ông bố bà mẹ đã kiệt sức miễn cưỡng kết luận rằng họ đã đạt

đến ngưỡng không thể làm gì để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, sẽ vô cùng
đau đớn nếu thực hiện điều khả thi duy nhất với họ lúc đó - cắt đứt quan hệ
với đứa con của mình.

“Tôi đang học cách buông bỏ”, một ông bố chia sẻ. “Tôi không muốn

trói buộc cuộc đời mình với vấn đề này. Tình trạng đó giống như một người
thân bị bệnh nặng. Bạn cần phải sẵn sàng đón nhận cái chết của người đó”.
Tuy nhiên, nỗi đau hằng ngày vẫn dữ dội trong khi những sự kiện bình
thường trở thành nguồn gốc của sự sỉ nhục. Cha mẹ sẽ phải nói gì khi
người bà hỏi về đứa cháu nội của mình? Việc phụ huynh thừa nhận với
nhân viên tư vấn học đường rằng họ không thể kiểm soát con cái ở nhà, chứ
chưa nói gì đến ở trường thật đáng xấu hổ. Mỗi sự cố như một lời nhắc nhở
mạnh mẽ về sự thất bại trong công việc mà họ coi là kinh nghiệm quan
trọng nhất trong việc nuôi dạy con trẻ. Sau tất cả, đứa trẻ không có một
chút quan tâm hay lo lắng về cảm giác đau đớn của cha mẹ. Khi được hỏi
về cảm giác đau khổ của cha mẹ, một cậu bé lạnh lùng trả lời: “Nó giống
như một cuộc phẫu thuật. Họ phải sống với nỗi đau. Đó là vấn đề của họ”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.