TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM - TẬP 1 - Trang 57

3. ÁP LỰC TỪ BẠN BÈ

Không có lời bào chữa nào cho tội phạm

“B

ạn bè của tôi bắt tôi ăn cắp vặt. Bạn bè khiến tôi nghiện ma túy. Mọi

người tôi biết đều làm vậy. Tôi cũng giống như bất kỳ thiếu niên nào khác”.
Đây là những câu nói điển hình mà tôi được nghe khi phỏng vấn các phạm
nhân trẻ tuổi. Họ cho rằng họ bị gây sức ép, bị bắt nạt, bị lừa dối, hoặc
thậm chí bị buộc phải phạm tội. Đây là những gì họ nói với người khác chỉ
sau khi họ bị bắt, khi họ đang cố gắng tránh khỏi những hình phạt. Nhiều
phụ huynh cũng có cùng quan điểm khi cho rằng về cơ bản con cái họ là
một đứa trẻ ngoan nhưng bị lừa dối và hư hỏng do “giao du với nhầm đám
đông”. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác.

Nhiều nhà quan sát chuyên môn cho rằng việc kết giao với những

người đồng trang lứa phạm pháp là một “yếu tố nguy cơ mạnh mẽ” để trở
thành tội phạm. Nhưng điều này cũng giống như việc lặn xuống nước sẽ
khiến bạn bị ướt. Điều này không biểu lộ gì về quan hệ nhân quả nhưng thể
hiện rất rõ về quyết định lựa chọn. Một phạm nhân trẻ tuổi nhận xét:
“Những người như chúng tôi sẽ tìm thấy nhau”. Tội phạm tìm kiếm nhau vì
mục đích riêng của chúng. Theo kiểu giống như radar, họ thu hút những
người khác có cùng mối quan tâm. Họ không bị lôi kéo vào hoạt động
phạm tội trái với ý muốn. Nếu một thanh niên có trách nhiệm đưa ra lựa
chọn thiếu khôn ngoan và đánh giá sai một thanh niên khác mà anh ta phát
hiện ra là không tốt, cuối cùng anh ta sẽ tự giải thoát khỏi tình huống đó và
rất có thể là khỏi toàn bộ mối quan hệ đó.

Không thể phủ nhận rằng áp lực từ bạn bè thực sự tồn tại từ khi lọt

lòng đến lúc chết. Từ những nhóm vui chơi ở cấp mầm non đến cuộc sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.