khi trưởng thành, chúng ta trải qua nhiều áp lực từ những người xung
quanh, đặc biệt là các bạn cùng trang lứa. Mỗi trường trung học đều có các
bè phái và nhóm xã hội riêng - những kẻ mọt sách, những kẻ kỳ quặc,
những gã khờ khạo, hội con nhà giàu,… Câu hỏi quan trọng là đứa trẻ chọn
lựa chơi với những người bạn nào.
Ở các khu vực thành thị và ngoại ô, trẻ em sẽ tụ tập tham gia các hoạt
động có tổ chức. Khi gặp gỡ những người mới và khám phá ra những sở
thích mới, chúng tham gia vào các hoạt động thể thao, các nhóm tôn giáo,
các câu lạc bộ hướng đạo sinh, phục vụ cộng đồng và các câu lạc bộ ở
trường. Quá trình hòa nhập xã hội diễn ra khi những đứa trẻ này học hỏi về
sự hợp tác, cạnh tranh, chia sẻ và tự chủ. Trong khi những đứa trẻ có trách
nhiệm khám phá ra những cơ hội để có được niềm vui và phát triển cá nhân
thì đứa trẻ phạm pháp lại trải qua cảm giác bồn chồn và ngày càng chán
chường. Một số kẻ phạm pháp không tham gia bất kỳ hoạt động có tổ chức
nào. Một số khác tham gia nhưng lại bỏ giữa chừng. Họ bực bội khi phải
thực hiện các yêu cầu mà người khác áp đặt. Một cậu bé nói rằng cậu ấy bỏ
hội Nam Hướng đạo vì: “Tôi không thích nghe theo người lớn và những gì
họ bảo tôi phải làm”. Anh ta tố cáo các thành viên trong hội của mình là
“tọc mạch và phiền phức”. Anh ta khẳng định, “Tôi không cảm thấy mình
là một phần của hội. Tôi bỏ tham gia chỉ vì tôi không thích nó”. Những
thanh niên như vậy dừng tham gia các hoạt động có tổ chức vì họ không
nhận được sự khen thưởng mà họ nghĩ rằng họ xứng đáng có được. Họ lúc
nào cũng lựa chọn đối đầu với huấn luyện viên, trưởng nhóm hướng đạo,
hoặc những người đứng đầu khác. Một đứa trẻ có trách nhiệm có thể bỏ
một hoạt động nào đó vì nó chán nản và không nghĩ rằng mình có thể đáp
ứng những gì được yêu cầu, hoặc có lẽ vì nó phát hiện ra một hoạt động
khác hứng thú hơn. Người phạm tội đổ lỗi cho tổ chức, người lãnh đạo
hoặc những thành viên khác. Anh ta muốn sự công nhận ngay tức thì nhưng
lại không muốn làm những gì cần thiết để xứng đáng với nó.
Trẻ nhỏ không phân chia thế giới thành những đứa trẻ ngoan và hư.
Nhưng từ khá sớm, chúng hình thành ý thức về những đứa trẻ biết nghe lời
và những đứa trẻ gây rắc rối. Đứa trẻ trở thành kẻ phạm pháp giống như