TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM - TẬP 2 - Trang 102

14

TRỞ LẠI “TRẠI CẢI TẠO”

Đ

ã có rất nhiều tranh cãi về vấn đề liệu có đáng bỏ tiền để giúp

những tội phạm thay đổi hay không. Sự vỡ mộng về hoạt động “cải
tạo” bắt đầu diễn ra trong những năm 1970 và đầu những năm 1980.
Một đánh giá ảm đạm nổi tiếng về các chương trình cải tạo của nhà xã
hội học Robert Martinson được công bố năm 1974 đã khiến nhiều
người đi đến kết luận “Không có gì hiệu quả”.

1

Với nguồn kinh phí cho

hoạt động cải tạo đang dần cạn kiệt, trọng tâm đã được chuyển sang
hình thức trừng phạt. Mặc dù điều này khiến tội phạm bị giam giữ
trong thời gian lâu hơn, tuy nhiên các thống kê đã chỉ ra khoảng bốn
trong số mười người tiếp tục bị bắt giữ và tuyên án sau khi trở lại cộng
đồng. Một số đánh giá còn đưa ra bức tranh thậm chí tồi tệ hơn. Với tỷ
lệ tái phạm vẫn ở mức cao, đã đến lúc phải nhìn nhận lại các khả năng
của hoạt động cải tạo. Có hai lý do chính dẫn đến mức độ kém hiệu quả
trong các nỗ lực thực hiện hoạt động cải tạo. Thứ nhất liên quan đến
việc đánh giá thấp mức độ khó khăn để tạo ra sự thay đổi lâu dài về
tính cách. Sẽ vô cùng khó khăn khi phải làm việc với những tội phạm
mà nhiều người trong số họ có chung quan điểm với một kẻ phạm tội
từng tuyên bố, “Nếu bạn loại bỏ tội ác của tôi, bạn sẽ lấy đi cả thế giới
của tôi”. Giống như anh ta, nhiều người phạm tội từ chối mọi cơ hội để
thay đổi. Tuy nhiên, một lý do khác lý giải cho sự kém hiệu quả của các
chương trình cải tạo là do cộng đồng tư pháp hình sự và cộng đồng nói
chung tin rằng tội phạm có những nhu cầu giống như hầu hết mọi
người nhưng anh ta không biết cách đáp ứng theo cách được xã hội
chấp nhận. Họ không hiểu rằng tội phạm có suy nghĩ khác với những
người có trách nhiệm. Họ sai lầm khi tin tưởng các chương trình hiệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.