năng hành động của mình, mà là vì hắn "không muốn để xảy ra cuộc vật
lộn, sẽ làm hỏng sự hoàn mỹ của "nghi thức báo ứng". Thử xem vụ án
mạng ở trường trung học số 47, nếu hắn ra ta đánh chết Ngụy Minh
Quân ngay tại chỗ, thì có lẽ hiệu quả gây chấn động của hiện trường vụ
án sẽ bị giảm sút rất nhiều. Còn về cách giết người, cả ba vụ đều nổi bật
một điểm chung là hắn không trực tiếp "đụng" vào nạn nhân mà là thông
qua một ngoại lực tác động khiến nạn nhân chết từ từ, ví dụ bị mất máu,
chết ngạt nước, phóng hỏa. Ngụy Minh Quân và Ngô Triệu Quang trước
khi chết đều ở trạng thái ý thức rất tỉnh táo, ngay Khương Duy Lợi cũng
"được" giãy giụa trong cái túi nước rồi mới chết. Những điều này dường
như hung thủ cố ý bắt nạn nhân phải có ít thời gian cảm thấy hối hận về
"tội lỗi" của mình, rồi mới "được hắn cho chết". Cho họ cơ hội hối hận,
không có nghĩa là họ sẽ được "giảm mức độ báo ứng", mà là bắt họ trước
khi chết phải càng thêm kinh hãi, và tăng hiệu quả chấn động tâm lý của
xã hội đối với "nghi thức báo ứng" này. Điều gọi là hành vi kỹ năng quen
làm nói trên, có thể chứng minh rằng hung thủ và nạn nhân vốn không hề
có quan hệ gì trong đời sống, hung thủ đã chuẩn bị chu đáo cho hành
động của hắn, thủ pháp gây án cũng càng lúc càng thuần thục hơn, tâm lý
tự gán cho mình có quyền trừng phạt cũng càng mạnh hơn.
Điều gọi là hành vi gây dấu ấn, chỉ phương thức hành vi độc đáo
đã thực thi nhằm thỏa mãn một nhu cầu tâm lý hoặc tình cảm nào đó của
kẻ có hành vi phạm tội. Quan sát các vụ án giết người hàng loạt đã được
làm sáng tỏ, thấy rằng hung thủ đã để lại ở hiện trường vô số các hành vi
gây dấu ấn. Ví dụ "Môn đồ của ác ma" Richard Ramirez. Từ năm 1984
đến năm 1985 tại Los Angeles Mỹ đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ án mạng.
Tại các hiện trường, hắn luôn dùng một logo đặc biệt là ngôi sao năm
cánh đặt ngược. Còn hung thủ "đồ tể" Yorkshire Ripper, đã giết 13 cô gái
tại nhiều nơi ở Anh quốc, từ năm 1975 đến năm 1980. Sau khi gây án,
hắn thích nhét vào tay nạn nhân tờ tiền 5 bảng Anh. Điểm chung của các
hành vi đánh dấu này là không nhằm thực hiện nhu cầu phạm tội. Cho
nên chúng sẽ phản ánh rõ rệt nhu cầu tâm lý đặc biệt của con người hung
thủ. Vậy thì trong ba vụ án mạng này, hành vi đánh dấu của hung thủ là
gì? Xem xét hiện trường thì không thấy hung thủ để lại dấu vết gì rõ rệt.