TAM QUỐC CHÍ - NGÔ CHÍ - Trang 126

chất đá ở ngăm dòng nước, có người muốn sắm máy nỏ để phòng bị có
biến. Thiên tử xét lời bàn của bầy tôi mà hỏi với Đại Tư mã Lục Công, Lục
Công cho rằng sông suối vốn là do trời đất bày ra để điều hòa khí gió, cho
nên không thể ngăn chặn, mà máy nỏ thì ta và địch đều có đủ, nếu địch bỏ
để theo sửa máy nỏ, đến đất Kinh, Dương mà tranh các đồ thuyền chèo,
đấy là trời giúp ta vậy, chỉ nên giữ Giáp Khẩu để đợi chặn địch thôi. Đến
thời loạn Bộ Xiển, dựa vào việc giữ thành để dây dưa giặc mạnh, đem tiền
của để dẫn dụ người rợ. Bấy giờ quân của nước lớn như mây vờn điện xẹt,
treo cờ bên sông, đắp lũy ven bờ, giữ nơi hiểm yếu để ngăn phía tây của
người Ngô, rồi đem quân thuyền từ miền Ba Hán men sông mà xuống phía
đông. Lục Công đem ba vạn quân mạnh lên phía bắc giữ đồn Đông Hàng,
đắp lũy cao đào hào sâu, sửa giáp nuôi quân. Giặc phản dồn ứ đợi diệt mà
không dám nhòm con đường sống ở phía bắc, giặc mạnh thua vỡ tan chạy,
chết đến quá nửa, do đó sai năm nghìn quân khỏe đến phía tây chống quân
thủy, đông tây cùng thắng, bắt được vạn tên. Mưu của người hiền đáng tin
thay, há lừa ta sao! Từ đó đuốc lửa hiếm đốt, bờ cõi ít lo. Lục Công chết thì
kẻ mưu phản càng nhiều, nạn của nước Ngô đã thấm sâu vào sáu quân.
Vào trận năm Thái Khang, quân chẳng đông bằng quân ngày xưa, cuộc
loạn ở Quảng Châu thì mối họa này còn hơn cả mối họa ngày ấy, cho nên
nhà nước nghiêng đổ, tông miếu trở thành gò hoang. Ô hô! Người hiền mất
đi, nhà nước nan nguy, không đúng thế ư! Kinh Dịch viết: ‘Thang, Vũ đổi
mệnh thuận với trời’, kinh Thái huyền viết: ‘Nếu loạn chưa đến tận cùng
thì chưa nên sửa trị’, ý nói bậc Đế Vương phải dựa vào thiên thời vậy.
Người xưa có nói: ‘Thiên thời không bằng địa lợi’, kinh Dịch viết: ‘Vương
Hầu đóng quân chỗ hiểm để giữ nước của mình’, ý nói là đất nước cậy dựa
vào chỗ hiểm vậy. Lại viết: ‘Địa lợi không bằng nhân hòa, do đức không do
đất hiểm’, ý nói là do người giữ chỗ hiểm vậy. Nước Ngô nổi lên là do ở
đấy, như họ Tôn vốn là hợp với nguyên nhân ấy vậy. Đến lúc diệt vong, vì
chỉ cậy vào đất hiểm mà thôi. Lại nữa như họ Tôn là khác nguyên nhân ấy
vậy. Dân của bốn châu

(35)

không phải không có quân, phía nam sông lớn

không phải thiếu người giỏi. Sông núi hiểm yếu thì dễ giữ, vũ khí sắc bén

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.