quân”. Ngày nhâm tí, hạ chiếu nói: “Nhà các quan lại có năm người thì ba
người phải thay nhau lao dịch, cha anh ở tại kinh đô, con em giao cho quan
lại ở quận huyện, đã phải nạp thuế gạo, lại quân đi đánh dẹp cũng phải đi
theo, đến như việc nhà chẳng có ai trông nom, trẫm rấy thương xót. Như
năm người thì ba người lao dịch, nay nghe theo ý cha anh họ muốn giữ ở
lại, cho giữ lại một người, miễn nạp thuế gạo, quân đi đánh dẹp không phải
đi theo”. Lại nói: “Các quan tướng vâng lệnh theo đi đón tại đình Vĩnh
Xương đều được tăng chức một bậc”. Phút chốc, Hưu nghe tin Sâm mưu
phản, bèn ngầm mưu tính với Trương Bố. Ngày mậu thìn tháng mười hai,
tế chạp
, trăm quan hội chầu chúc mừng, công khanh lên điện, hạ chiếu
sai võ sĩ trói Sâm, liền hôm đó kể tội mà giết đi. Ngày kỉ tị, hạ chiếu sau Tả
Tướng quân Trương Bố đánh gian thần, bái Bố làm Trung quân đốc, phong
em là Đôn làm Đô Đình Hầu, cấp cho ba trăm quân, em Đôn là Tuân làm
Hiệu úy.
Hạ chiếu nói: “Ngày xưa dựng nước lấy việc dạy học làm đầu, cho nên
phải tu sửa đạo đức, nuôi dưỡng người tài. Từ năm Kiến Hưng đến nay,
việc nước rối ren, quan dân có phần theo việc ở trước mắt, bỏ gốc làm
ngọn, không theo phép cũ. Không xem trọng việc trung hậu thì phong tục
vỡ hoại. Trẫm xét thời xưa đặt chức quan coi việc học, lập chức Ngũ kinh
Bác sĩ, chọn lấy người tài, ban cho bổng lộc, xét thấy con em của bọn
tướng lĩnh và quan lại có người chí lớn thì cho vào làm việc. Mỗi năm mở
khoa thi, chọn theo thứ bậc, lại thêm ban thưởng. Khiến cho người được
chọn vui vẻ vì được vinh hiển, người được dùng ham thích vì được nổi
danh, để sửa giáo hóa, để tu phong tục”.
Tháng giêng mùa xuân năm thứ hai, có sấm sét. Tháng ba, hội đủ quan
cửu khanh, hạ chiếu nói: “Trẫm đã không có đức, lại đứng trên các Vương
công, ngày đêm run rẩy, quên ăn quyên ngủ. Nay muốn xếp võ tu văn để
nêu cao giáo hóa. Xét cái đạo ấy, phải làm cho quân dân no đủ, nên chăm
chỉ trồng trọt. Quản Tử có nói: ‘Kho lúa đầy thì biết lễ nghĩa. Cơm áo đủ
thì biết vinh nhục’. Một người không cày cấy thì có kẻ bị đói, một người
không dệt vải thì có kẻ bị rét. Nếu cùng bị đói rét mà dân không làm việc