quân cất giáp, mưu cùng nước nam giữ trọn tính mạng của trăm họ. Xét kĩ
thế sức, đo đếm chỗ hiểm, nghĩ kĩ cái lí hưng phế ngày xưa, xem cái gương
an nguy của Tây Thục gần đây, tu đức giữ lộc, bỏ nguy theo thuận, cúi
mình để yên bốn cõi, đấy mới là người có nhân có trí cao xa vậy. Giữ nguy
để được yên, phá đức cắt lộc, đấy là người không được đời sau khen ngợi,
không phải điều mà người có có trí nên làm vậy. Nay triều đình sai Từ
Thiệu, Tôn Úc mang thư qua dụ, nếu đọc hơn trước, phải rất chú ý, chuyển
ý sửa đổi, kết hiếu dừng quân, ban ân miền Ngô Cối cho cả Trung Quốc, há
chẳng tốt sao! Đấy là ý sáng rộng rãi vậy, dám không vâng lệnh sao? Nếu
không vâng lệnh thì bốn cõi trong thiên hạ cùng hợp lại, động thêm binh
đao chỉ là bất đắc dĩ vậy”.
Tháng ba năm Cam Lộ thứ nhất, Hạo sai sứ theo Thiệu, Úc đến báo thư
rằng: “Biết ông có tài hơn người thường, nắm chức hàng tể phụ, có công
dẫn đường, rất là chăm chỉ vậy. Ta vì không có đức, vâng lệnh nối nghiệp,
mưu nghĩ giúp đời sửa đạo với người hiền lương, nhưng vì đường đất ngăn
cách chưa có duyên gặp. Nay thấy ông có ý tốt tràn đầy, thấy trong lòng
phơi phới, sai Quang lộc Đại phu Kỉ Trắc, Ngũ quan Trung lang tướng
Hoằng Cầu tỏ rõ lòng ta”.
Giang Biểu truyện viết: Hạo gửi thư nói kể hai đầu, xưng tên mà không
ghi họ.
Ngô lục viết: Trắc tự Tử Thượng, người quận Đan Dương. Lúc trước làm
Trung thư lang, Tôn Tuấn sai đến báo cho Nam Dương Vương là Hòa, sai
phải tự sát. Trắc ngầm sai người nói thẳng từ chối, Tuấn giận, Trắc sợ,
đóng cửa không ra. Vào thời Tôn Hưu, cha là Lượng làm Thượng thư lệnh,
và Trắc làm Trung thư lệnh, hễ hội chầu, lại lấy tấm bảng ngang che chỗ
ngồi mình. Ra làm Dự Chương Thái thú.
Tấn kỉ của Can Bảo viết: Trắc, Cầu đi sứ đến Ngụy, vào cõi thì hỏi tên
húy, vào triều thì hỏi phong tục. Tướng giữ thành Thọ Xuân là Vương Bố
cưỡi ngựa băn tên thị uy, rồi lại hỏi Trắc rằng: “Vua tôi nước Ngô cũng
được như thế không”? Trắc nói: “Đấy là việc mà quân lính cưỡi ngựa phải
làm, kẻ sĩ đại phu quân tử không cầm làm việc ấy vậy”. Bố cả thẹn. Rồi