việt cho Tuấn. Ngày sau sắp đi, đêm ấy quân sĩ chạy trốn cả. Thế rồi
Vương Tuấn thuận dòng sắp đến, bọn Tư Mã Trụ, Vương Hồn đều đến gần
cõi. Hạo dùng kế của bọn Quang lộc huân Tiết Oánh, Trung thư lệnh Hồ
Xung, chia sai đem thư đến chỗ bọn Tuấn, Trụ, Hồn nói: “Ngày xưa nhà
Hán làm mất đại thống, chín châu đều chia cắt, Tiên đế được thời mà chiếm
được miền Giang Nam, bèn chia giữ sông núi, ngăn cách với nước Ngụy.
Nay nhà Đại Tấn nổi lên, đức trùm bốn cõi, tạm ổn qua ngày, chưa báo
mệnh trời. Nhưng đến ngày nay, sáu quân đông đảo, chặn giữ đường đất, đi
xa đến bến sông, khiến cho cả nước sợ hãi, yên ổn chỉ còn phút chốc. Dám
mong thiên triều phát tỏa ánh sáng. Nay kính sai bọn Tư thự Thái thường
Trương Quỳ mang theo ấn thao đến làm tin xin lệnh, mong được thu nạp để
giúp dân chúng”.
Giang Biểu truyện chép thư Hạo sắp thua gửi cho cậu là Hà Thực nói:
“Ngày xưa Đại Hoàng Đế dùng mưu thần vũ, phát ba nghìn quân sĩ, cắt
chiếm Giang Nam, cuốn thu Giao, Quảng, mở mang nghiệp lớn, muốn
truyền cho vạn đời. Đến thời ta thì đức kém, tự giữ thành quả, không thể vỗ
yên dân chúng, phần nhiều sai lầm, làm trái mệnh trời. Việc u tối xảy ra,
điềm xấu báo đến, khiến cho người rợ miền nam làm loạn, đánh dẹp chẳng
xong. Nay nghe tin đại quân Tấn, từ xa đến đã đến bờ sông Giang, vậy mà
quân dân ta mệt mỏi, đều đã thu lui, rồi Trương Đễ không trở về, quân chết
quá nửa. Ta rất đau lòng, đến nay không vui. Lại được biểu của Đào Tuấn
nói rằng từ Vũ Xương đến phía tây đều vỡ không giữ được. Không giữ
được không phải vì lương không đủ, không phải vì thành không vững, mà
là vì tướng sĩ không đánh mà thôi. Quân đã không đánh, há lại giận quân
sao? Đấy là tội của ta vậy. Thiên văn biến đổi ở trên, quân dân kêu than ở
dưới, xem hình thế ấy, nguy như quả trứng mỏng, vận nước Ngô đã hết, làm
sao tránh được? Trời chẳng diệt nước Ngô, chỉ là do ta tự chuốc lậy vậy.
Nhắm mắt xuống suối vàng, còn mặt mũi nào nhìn bốn vị Đế đây! Ông hãy
cố gắng bày mưu lạ, viết ra báo cho ta”. Hạo lại gửi thư cho bầy tôi nói:
“Ta vì không có đức, kính nối nghiệp lớn, làm việc ác bạo, mới khiến cho
trăm họ lâu ngày khốn trong tro bùn, dẫn đến một sớm phải phải tự dứt