Con là Toản nối tự. Vợ của Toản là con gái của Đằng Dận vậy, Dận bị giết,
cùng bị hại.
Tạ phu nhân của Ngô chủ Quyền, người huyện Sơn Âm quận Cối Kê.
Cha là Cảnh, làm Thượng thư lang, Từ Lệnh của nhà Hán.
Con của Cảnh là Thừa soạn sách Hậu Hán thư, khen Cảnh thuả nhỏ lấy
nhân hiếu làm đức, sáng suốt có tài năng. Em của Cảnh là Trinh, làm theo
khuôn phép, chăm học trọng nghĩa, cử hiếu liêm, làm Kiến Xương Trưởng,
chết lúc giữ chức.
Mẹ của Quyền là Ngô phu nhân giúp Quyền đem vật lễ đến đón về làm
vợ, yêu mến sủng ái. Sau này Quyền lấy cháu của cô là Từ thị, muốn giáng
Tạ phu nhân, Tạ phu nhân không chịu, do đó không còn ý chí, chết sớm.
Hơn mười năm sau, em là Thừa được bái làm Ngũ quan tang trung, lại
chuyển làm Trường Sa đông bộ đô úy, Vũ Lăng Thái thú, soạn sách Hậu
Hán thư có hơn trăm quyển.
Cối Kê điển lục chép: Thừa tự Vĩ Bình, học rộng nghe nhiều, đã biết
được điều gì thì suốt đời không quên. Con là Sùng làm Dương uy tướng
quân, em của Sùng là Úc làm Ngô Quận Thái thú, đều nổi tiếng.
Từ phu nhân của Ngô chủ Quyền, người huyện Phú Xuân quận Ngô.
Ông nội là Chân, kết thân với cha Quyền là Kiên, Kiên gả em gái cho
Chân, sinh ra Côn. Côn thủa nhỏ làm quan trong châu quận, cuối thời Hán
nhiễu loạn, bỏ quan, theo Kiên đánh dẹp có công, bái Thiên tướng quân.
Kiên hoăng, theo Tôn Sách đánh bọn Phàn Năng, Vu Mi ở Hoành Giang,
đánh Trương Anh ở cửa Đương Lợi, mà thuyền ít, muốn đóng quân lại, về
xin thêm quân. Bấy giờ mẹ của Côn ở trong quân, bảo Côn rằng: “Chỉ sợ
người trong châu đem nhiều quân thủy đến chặn ta thì không được lợi, sao
lại đóng quân lại? Nên chặt lau sậy để làm thuyền bè để chở quân qua
sông”.
Phụ, đọc là ‘phu’. Quách Phác chú Phương ngôn chép: Phụ là tấm bè để
đi trên nước vậy.
Côn kể cho Sách, Sách liền làm theo, quân đều qua sông hết, liền phá
Anh, đánh đuổi Trách Dung-Lưu Do, cơ nghiệp được lập. Sách cho Côn