cho Chất rằng: “Bậc quân tử hiền tài là người nêu bày giáo hóa, giúp đỡ
việc đời vậy. Tính ta vốn ngu tối, không thông đạo số, dẫu là nhỏ nhoi
nhưng vẫn muốn dốc lòng để đạt đức sáng, noi theo bậc quân tử; đến như
kẻ sĩ gần xa, người nào nên dùng trước sau thì còn vướng mắc, chưa được
rõ ràng. Kinh truyện có chép: ‘Ta yêu người mà không dốc sức giúp người
được sao? Ta trung với người mà không khuyên bảo người được sao’?
Nghĩa của câu này há chẳng phải là trông mong vào bậc quân tử ư”! Do đó
Chất bày kể những người làm việc ở Kinh Châu thời ấy là mười người bọn
Gia Cát Cẩn, Lục Tốn, Chu Nhiên, Trình Phổ, Phan Tuấn, Bùi Huyền, Hạ
Hầu Thặng, Vệ Tinh, Lí Túc,
Ngô thư chép: Túc tực Vĩ Cung, người quận Nam Dương. Thủa trẻ vì có
tài mà nổi tiếng, giỏi bàn luận, việc tốt xấu đều đúng, soi xét người tài, kể
rõ mà tiến cử, nêu bật cái hay của từng người đều trôi chảy, do đó mọi
người chịu phục. Quyền chọn làm Tuyển tào Thượng thư, gọi người được
cử chọn là ‘đắc tài’. Xin ra ngoài làm quan, bái Quế Dương Thái thú, quan
dân vui mừng. Lại gọi về làm khanh. Lúc chết, kẻ biết hay không biết đều
thương tiếc.
Chu Điều, Thạch Cán, phân biệt hành trạng từng người, rồi nhân đó dâng
sớ khuyên bảo rằng: “Thần nghe nói vua không tự làm việc nhỏ mà để cho
trăm quan chức trách đều lo làm đúng chức phận của mình. Cho nên vua
Thuấn sai chín người hiền
làm việc thì không có gì bận lòng, chỉ gảy
đàn năm dây, ngâm bài thơ ‘Nam phong’, không phải ra khỏi miếu đường
mà thiên hạ được yên vậy. Ngày xưa Tề Hoàn Công dùng Quản Trọng, tự
búi tóc ngồi xe mà nước Tề được trị lại còn tụ họp chư hầu. Gần đây Hán
Cao Tổ dùng ba người tài để dựng nghiệp đế, Tây Sở
bỏ người hùng
tuấn mới làm mất công lao. Cấp Ảm ở tại triều đình thì Hoài Nam
dẹp
mưu phản; Chất Đô
giữ biên giới thì người Hung Nô rút chân. Cho nên
người hiền ở đâu thì nơi đó được giữ gìn khắp vùng vạn dặm, thật là binh
khí sắc bén của nhà nước, là gốc của sự suy vậy. Ngày nay giáo hóa của
nước ta chưa trùm miền bắc sông Hán, ở miền Hà Lạc còn có kẻ xấu tiếm