tợn, không bằng một con chim ngạc”
. Lại lệnh Mông đánh giặc. Mông
đến, giết kẻ đứng đầu của giặc, bọn còn lại đều thả ra, cho làm dân thường.
Bấy giờ Lưu Bị sai Quan Vũ đóng giữ, chiếm cả đất Kinh, Quyền sai
Mông đến phía tây lấy ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương. Mông
gửi thư đến hai quận, lướt theo thần phục, chỉ có Linh Lăng Thái thú Hách
Phổ giữ thành không hàng. Do đó Bị từ đất Thục tự đến Công An, sai Vũ
tranh ba quận. Bấy giờ Quyền đóng quân ở Lục Khẩu, sai Lỗ Túc đem vạn
quân đóng đồn ở Ích Dương chống Vũ, lại gửi thư đến gọi Mông, sai bỏ
Linh Lăng, nhanh về giúp Túc. Lúc đầu, Mông đã bình Trường Sa, đang
đến Linh Lăng, qua huyện Linh, đem theo người quận Nam Dương là Đặng
Huyền Chi, Huyền Chi là bạn cũ của Hách Phổ, muốn sai dụ Phổ. Lúc nhận
thư gọi về. Mông giữ kín, buổi đêm gọi các tướng đến, trao cho kế sách,
lệnh đến sớm đánh thành, ngoảnh bảo Huyền Chi nói: “Nghe nói Hách
Thái thú là người trung nghĩa trong đời, cũng mong là làm như vậy, nhưng
không biết thời thế. Tả Tướng quân tại Hán Trung, bị Hạ Hầu Uyên vây.
Quan Vũ tại Nam Quận, nay bậc chí tôn tự đến đấy. Gần đây phá trại gốc ở
đất Phàn, cứu huyện Linh, lại bị Tôn Quy phá. Đấy đều là việc ở trước mắt,
là việc mà ông tự thấy vậy. Bên ấy đầu đuôi treo ngược, tránh chết chẳng
được, há có sức thừa mà giữ ở đấy được sao? Nay quân sĩ của ta tinh nhuệ,
một lòng vâng mệnh, bậc chí tôn cũng sai quân đến, theo nhau trên đường.
Nay Tử Thái
đem tính mạng treo trong sớm tối để đợi quân cứu không
trông mong được, như cá trong vết chân trâu
, muốn dựa vào miền Giang
Hán, biết là không thể cứu cũng rõ rồi vậy. Nếu Tử Thái được quân sĩ dốc
lòng, chống giữ ở thành lẻ, vẫn kéo dài được trong sớm tối, để đợi ta quay
về, như thế cũng được. Nhưng nay kế sức ta đã nghĩ kĩ, lúc đến đánh thành,
chẳng được mấy ngày thì sẽ phá được, sau khi phá thành, thân chết có ích
gì không? Khiến cho mẹ già trăm tuổi tóc bạc bị giết, há chẳng đau xót
sao? Xét thấy người này không được nghe tin bên ngoài, vẫn mong chờ
quân cứu, cho nên mới như thế, ông nên gặp hắn, nói rõ họa phúc”. Huyền
Chi gặp Phổ, cùng truyền ý của Mông. Phổ sợ mà nghe theo. Huyền Chi về
báo cho Mông trước, sau đó Phổ liền đến. Mông sai bốn tướng chuẩn bị,