được nhận ân sủng hiển hách, nhảy qua ba chín thứ bậc; chó ngựa còn biết
người nuôi mình, làm sao để báo ân dày đây”! Úc nói: “Ở đình của
Đường-Ngu không có người tài được chọn xằng, ở cửa của Tạo Phủ không
có con ngựa gầy yếu,
Phiền trên cợt hãm người được chọn sáng suốt,
dưới chê bai người cốt cán, do đó biết người này phần nhiều không biết
cân nhắc vậy”. Thần là Tùng Chi xét truyện gốc chép là Đinh Trung đi sứ
đến nhà Tấn về, Hạo mở hội lớn, ở trong hội giết Phiền, xét rằng Trung từ
phương bắc về là vào mùa xuân năm ấy, bấy giờ Úc vẫn chưa làm Thừa
tướng, đến mùa thu mới làm Thừa tướng vậy. Lời mà Ngô lục chép là
không giống nhau như thế.
Thừa tướng Lục Khải dâng sớ nói: “Thường thị Vương Phiền hiểu thấu lí
lẽ, biết trời biết vật, trung với triều đình, là người quan trọng của xã tắc, là
Long Phùng
của nhà Đại Ngô vậy. Ngày xưa thờ Cảnh Hoàng,
tả hữu can gián, Cảnh Hoàng khen ngợi, than là lời bàn hay lạ. Vậy mà bệ
hạ giận người này nói lời khó nghe, ghét tính thẳng thắn của người này,
chém bêu đầu ở trên điện, phanh thây vứt xương, khiến cho người trong
nước đau lòng, có kẻ lo lắng”. Lời lẽ xót Phiền như thế.
Phiền chết vào lúc ba mươi chín tuổi, Hạo đày người nhà Phiền đến
Quảng Châu. Hai em là Trứ, Diên đều tò lòng ngay, vào lúc Quách Mã nổi
dậy, không chịu để Mã dùng, bị hại.