giúp trẫm còn non kém, cùng giúp coi việc. Trẫm nghe nói cái đạo của nhà
vua là đức phải ngang với trời đất, thấm nhuầm khắp bốn cỗi, phải dùng
lòng nhân ái trước để phân rõ tốt xấu rồi mới ở trên truyền giáo hóa, ở dưới
triệu dân nghe theo. Trẫm dẫu không có đức, đường lớn còn mờ, nhưng vẫn
mong nghĩ cùng được đi đến con đường ấy. Kinh Thư chẳng nói: ‘Yên dân
phải ban ân, dân đen tất ghi nhớ’ sao”? Đại xá, đổi niên hiệu. Giảm xe kiệu
áo quần, lệnh người của hậu cung phải theo phép tắc, lại bỏ các đồ vật hoa
lệ tinh xảo không có ích và các thợ đẽo, ca kĩ ở trong phủ Thượng phương.
Năm Chính Nguyên thứ nhất, mùa đông tháng mười ngày nhâm thìn, sai
quan Thị trung cầm cờ tiết chia ra khắp bốn phương, xem xét phong tục, vỗ
về quân dân, xét hỏi những kẻ bị oan uổng hoặc làm trái việc quan. Ngày
quý tị, ban búa vàng cho Đại tướng quân Tư Mã Cảnh Vương, vào chầu
không cần đi nhanh, tấu việc không xưng tên, được đeo kiếm lên điện.
Ngày mậu tuất, rồng vàng hiện ở trong giếng ở đất Nghiệp. Ngày giáp thìn,
sai quan coi việc bàn luận công lao của việc phế lập, phong tước, tăng ấp,
bái quan, ban thưởng đều theo cấp bậc.
Năm thứ hai, mùa xuân tháng giêng ngày ất sửu, Trấn đông Tướng quân
Quán Khâu Kiệm, Dương Châu Thứ sử Văn Khâm phản. Ngày mậu tuất,
Đại tướng quân Tư Mã Cảnh Vương đánh chúng. Ngày quý mùi, Xa kị
Tướng quân Quách Hoài hoăng. Tháng nhuận ngày kỉ hợi, phá Khâm ở
huyện Lạc Gia. Khâm chạy trốn, bèn sang Ngô. Ngày giáp thìn, An Phong
Hoài tân Đô úy chém Kiệm, chuyển đầu đến kinh đô.
Thế ngữ chép: Đại tướng quân đem Thiên tử đi đánh Kiệm, đến huyện
Hạng; Kiệm đã bị phá, Thiên tử về trước.
Thần là Tùng Chi xét các sách đều không thấy chép việc này. Đến lúc
Gia Cát Đản phản, Tư Mã Văn Vương mới ép Thái hậu và Đế cùng đi mà
thôi. Lúc trước phát chiếu dẫn việc hai vị tổ của nhà Hán và Minh Đế tự
thân đi đánh để mà so sánh với lúc trước, biết rằng từ thời Minh Đế về sau
mới có việc ấy vậy. Xét thấy Trương Phan, Ngu Phổ, Quách Ban đều là
quan chép sử của nhà Tấn, riêng Phan, Ban xuất thân là trưởng quan, Phổ
lại làm Bà Dương Nội sử. Phan soạn sách Hậu Hán kỉ, dẫu còn chưa xong