TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 249

lóc, đói rét khốn khó, cũng đã nhiều lắm rồi! Dẫu tiếc cái sai lầm trước
đây, lo nghĩ giáo hóa ở ngày nay, nhưng liên tiếp điều binh, chĩa mũi nhọn
nơi đồng bằng, sợ nếu một sớm cởi bỏ, đến chiều lại gặp giặc, do đó chia
quân đóng đồn, muốn dừng mà không dám bỏ vậy. Nay hạ chiếu đến, các
chỗ bãi quân giáp, sai trở về trồng trọt, chỉ giữ các quan chức ở lại để
cung cấp cho sở quan, tỏ rõ an ủi gần xa, đều khiến nghe biết’. Khiêm nhận
thư, bèn dâng thư nói: ‘Thần nghe nói vỗ về kẻ phương xa, không dùng đức
không làm được; dẹp nạn trừ loạn, không dùng binh không giúp được. Cho
nên đồng Trác Lộc, Phản Tuyền, Tam Miêu có quân của Ngũ Đế

(34)

, có trận

đánh các nước Hỗ, Quỷ Phương, Thương, Yểm của bậc Vương

(35)

, vào thời

xa xưa, chưa có ai không dương oai để dẹp loạn, dùng võ để ngăn bạo vậy.
Thần trước đây vì giặc Khăn vàng làm loạn, chịu mệnh ruổi dài, không kịp
nghỉ ngơi. Dẫu có lệnh răn giới, cậy vào uy linh, kính theo ý trời, hễ đánh
là thắng, nhưng giặc ác đông đảo, lại không sợ chết, cha anh ngã mất, con
em lại nổi, gây binh nhiều năm, đến nay còn hại. Nếu vâng mệnh cởi giáp,
nước yếu tự hỏng, bỏ võ bị là giúp loạn, làm tổn uy mà lợi cho giặc. Nếu
ngày nay bãi binh, ngày sau nạn tất đến, trên vốn là vâng mệnh giao phó
của triều đình, nhưng dưới lại làm cho bọn xấu thêm sinh sôi qua ngày
tháng, đấy không phải là việc cứu giúp kẻ yếu ngăn chặn kẻ xấu vậy. Thần
dẫu ngu dốt, lòng rộng rãi không rõ, nhưng mang ơn lo nghĩ báo đền,
không nỡ làm thế. Liền lĩnh bộ khúc, ra lệnh phòng bị. Ra cắt trừ giặc, chỉ
tỏ rõ sức, ban bố ân đức, vâng theo chức phận, đã lập công nhỏ để chuộc
tội lỗi’. Lại nói: ‘Hoa Hạ sôi sục, đến nay chưa ngừng, bao mao

(36)

chẳng

vào, cống nạp thiếu ít, ngủ dậy lo lắng, không có ngày yên. Nghĩ rằng phải
đến cống nạp, lễ vật được thông, rồi mới vứt đao cởi giáp, đấy là ý muốn
của thần vậy. Thần trước đây phát trăm vạn học thóc đã vùi dưới nước
sông, nay lại sai quân chở đến’. Tào Công nhận được thư dâng, biết không
bãi binh, bèn đến đánh ở Bành Thành, giết nhiều dân chúng. Khiêm đem
quân đến đánh, Thanh Châu Thứ sử Điền Khải cũng đưa quân cứu Khiêm.
Công dẫn quân về”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.