TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 350

Chu lễ viết: ‘Kẻ bị thích chữ thì sai giữ cửa, kẻ bị cắt mũi thì giữ ải, kẻ bị
thiến thì giữ trong cung, kẻ bị chặt chân thì giữ vườn’. Phép dùng xử xẻo
thịt có thể bàn vậy. Tuân Khanh cũng nói rằng kẻ giết người thì xử chết, kẻ
làm thương người thì xử phạt. Là phép giống nhau Đế Vương xưa nay,
chưa biết nó có thời nào. Kẻ giết người thì xử chết, mà kẻ giết nhau thì
không, tội chết có thể phạt không giết, không thể khiến cho thiên hạ không
giết vậy. Kẻ làm thương người thì phạt, kẻ làm hại muôn vật không ngừng,
là đáng tội thích chữ, cắt mũi, nếu sợ thì không phạt, nếu thả ra mà không
đổi thì bắt xử chết. Cho nên làm ra hình pháp ở tại vùng thay đổi được. Lễ
giáo thì không phải, làm rõ thiện ác, cho nên có ý ngầm khuyến khích, cốt ở
việc chưa giết vậy; làm rõ cái nhục nhã là để khiến cho lòng chúng thấy
thẹn, trị tội cốt ở việc chưa làm bị thương vậy. Cho nên lỗi nhỏ thì không
cần ghi vào, tội nhẹ thì không cần xử phạt. Kẻ bị xét tội chết là không thể
dùng giáo hóa được nữa, cho nên dẫu giết một người sống, xử phạt một
người nhưng là trừ cái hại của thiên hạ, há có tổn hại sao! Nếu theo cái
đạo này thì phong hóa mới dần dần tốt được, hình phạt mới dần dần ít, lí lẽ
đúng thế. Nếu không thay được ý của chúng lại dùng hình phạt, dân làm
mất tiết nghĩa, rơi vào võng hình lưới phạt, làm cho đời yên ổn, há làm
được sao? Vua Thành, Khang của nhà Chu há dựa vào hình pháp ba nghìn
chữ mà làm đẹp cái hình pháp lầm lẫn sao? Cho nên đức hóa dần dần đổ
vỡ, dẫn đến như thế cũng có nguyên nhân vậy. Đầu thời Hán bỏ cái xấu
của hình phạt tàn khốc, dùng hình pháp nới lỏng, các công khanh đại phu
được cùng nhau nói chửi cái lỗi của người khác. Văn Đế lên ngôi, lại thêm
hình phạt thích mực đen. Trương Vũ nhận hối lộ, ban vàng để làm hắn biết
thẹn; Ngô Vương không thần phục, dùng lễ để răn bảo cái lỗi của hắn. Cho
nên quan dân vui vẻ theo nghiệp của mình, phong hóa chất phác, dứt hình
ngục bốn trăm năm. Những kẻ sau khi được tha chết, không quá năm năm,
đã cởi gông cùm, lại được người đời bàn khen. Cho nên dân không cho làm
ác là thẹn thì nhiều dối cướp, do đó bọn phạm cấm càng nhiều mà loạn lại
không dẹp được vậy. Nếu kẻ nào bỏ lễ giáo, phạt đúng tội đó, làm sai một
điều cũng bị đao chém, bị diệt thân không được sống đến già, người xunh
quanh vẫn chửi rủa kẻ đó, huống chi là người cùng làng ấp? Huống chi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.