TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 348

người đàn bà đẹp, hình dáng như người sống, mặc áo lụa trắng, áo cánh
gấm đỏ, bị thương ở đùi trái, lấy bông trong áo cánh lau máu. Chú ta là
Thanh Hà Thái thú nói như thế. Thanh Hà là họ Lục nói vậy”.

Trước đây, Thái Tổ hạ lệnh sai bàn kẻ bị tội chết nên xử cắt xẻo không.

Do cho rằng: “Xử tội xẻo thịt thời xưa, thánh nhân đã nói, nên dùng trở lại
để thay cho tội chết”. Người bàn cho rằng không phải là cái đạo làm cho
dân vui, bèn thôi. Đến lúc Văn Đế ban thưởng bầy tôi, chiếu nói: “Đại lí
muốn lập lại tội xẻo thịt, đấy thật là hình pháp của thánh nhân. Các công
khanh nên cùng bàn xem”. Bàn chưa xong, vừa lúc có việc quân, lại thôi.
Giữa năm Thái Hòa, Do dâng sớ nói: “Đại Ngụy nhận lệnh, nối dõi Ngu,
Hạ. Hiếu Văn Để thay hình pháp, không hợp đạo xưa. Tiên Đế đức cao cho
nên được trời giúp, dựng nên điển chế, chỉ thông suốt một phần. Cho nên
đời sau vẫn nên sửa mới, nghĩ lập phép xưa, thành phép thời nay. Nhiều
năm dùng quân, vẫn chưa được dùng. Bệ hạ suy nghĩ ý của hai Tiên đế, chỉ
chém chân để có thể cấm làm ác, ghét bắt người không có tội phải chết,
khiến cho luật hình được làm rõ, cùng bầy tôi bàn bạc. Trước đây người
đáng chặt chân phải là bị xét vào tội chết, nên lập lại tội này. Kinh Thư viết:
‘Hoàng Đế xét hỏi dân chúng, người góa bụa xét tội người Miêu’. Đấy là
nói vua Nghiêu nên đánh dẹp Xi Vưu, cái tội của người Miêu, trước đã
được người bàn trong dân chúng xét hỏi vậy. Như việc bắt vào ngục thời
nay, đến hỏi các quan Tam hòe, Cửu cức, bầy tôi, muôn dân, đều nói dùng
hình pháp thời Hiếu Cảnh Đế, kẻ có tội phải nên vứt ở chợ, muốn chém
chân phải thì ưng cho. Kẻ bị tội thích chữ, cắt mũi, chém chân trái, thiến,
cũng như hình pháp của thời Hiếu Văn Đế, tội nhẹ thì cắt tóc, đánh đòn. Kẻ
phạm pháp thường từ hai mươi tuổi đến bốn, năm mươi tuổi, dẫu chém
chân của chúng thì vẫn được nuôi sống. Nay người phạm pháp trong thiên
hạ ít hơn thời Hiếu Văn Đế, tính ra mỗi năm cả thảy có ba nghìn người.
Trương Thương bỏ xử xẻo thịt cho nên mỗi năm phải giết đến vạn người.
Thần muốn lập lại tội xẻo thịt để mỗi năm cứu sống ba nghìn người. Tử
Cống hỏi rằng có thể giúp dân thế nào để được gọi là có lòng nhân? Khổng
Tử nói: ‘Sao phải chỉ ở lòng nhân, vậy cũng là thánh sao, như vua Nghiêu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.