Tháng tám, Công đi đánh Lưu Biểu, quân tới Tây Bình. Công rời huyện
Nghiệp đi về Nam, Đàm-Thượng tranh giành Ký Châu, Đàm bị Thượng
đánh bại ở đó, chạy đến giữ huyện Bình Nguyên. Thượng vây đánh rất gấp,
Đàm sai Tân Bì tới chỗ Công xin hàng cầu cứu. Chư tướng đều nghi ngờ,
Tuân Du khuyên Công ưng cho, Công bèn dẫn quân về.
Nguỵ thư chép: Công nói rằng: “Ta đánh Lã Bố, Biểu chẳng vào cướp,
chiến dịch Quan Độ, Biểu cũng chẳng cứu Viên Thiệu, ấy là tên giặc chỉ
biết tự giữ mình, nên trừ diệt sau. Đàm-Thượng là lũ gian trá, nhân vì
chúng tranh giành nhau. Bởi túng thế Đàm mới trá hàng ta, chẳng qua thế
cùng phải bó tay vậy, giả sử ta phá được Thượng, thu lấy đất đai ấy, cũng
có lợi nhiều lắm.” Bèn hứa giúp Đàm.
Mùa đông tháng mười, Công về đến Lê Dương, cho con trai mình là
Chỉnh kết hôn với con gái Đàm.
Thần Tùng Chi xét: Thiệu chết đến lúc ấy, tính ra cũng chỉ hơn năm
tháng mà thôi. Đàm dẫu về sau bị mất tước, chẳng vì Thiệu chịu tang ba
năm, mà cưới gả con gái thi hành cát lễ
, là trái lẽ vậy. Nguỵ Vũ hoặc vì
quyền nghi mà nói lời ước hẹn; nay nói rằng kết hôn, chưa hẳn là năm ấy
đã thành lễ vậy.
Thượng nghe tin Công về Bắc, bèn bỏ Bình Nguyên trở về huyện
Nghiệp. Lã Khoáng-Lã Tường ở huyện Đông Bình làm phản Thượng, đóng
quân ở Dương Bình, dẫn quân sĩ đến hàng Công, được phong làm Liệt hầu.
Nguỵ thư chép: Đàm được giải vây, ngầm lấy ấn thụ Tướng quân đưa
cho Khoáng. Khoáng nhận ấn đưa cho Công, Công nói: “Ta cố nhiên biết
Đàm có toan tính nhỏ mọn vậy. Ý chừng nếu ta đi đánh Thượng, trong thời
gian ấy y sẽ cướp lấy dân tụ tập binh chúng, Thượng bị phá, y có thể được
tự cường để thừa cơ làm khó ta vậy. Nhưng Thượng bị phá thì ta mạnh, có
thể lấy đó làm khó ta được sao?”
Năm thứ chín mùa xuân rằm tháng giêng, Công vượt Hoàng Hà, ngăn
nước sông chảy vào Bạch Câu để thông đường vận lương. Tháng hai,
Thượng lại vây đánh Đàm, lưu Tô Do-Thẩm Phối giữ huyện Nghiệp. Công
tiến quân đến Hoàn Thuỷ
, Do ra hàng. Đến huyện Nghiệp, Công tiến