TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 375

ra một năm có ba trăm sáu mươi vạn phu, cũng không cho là ít. Những việc
đáng phải một năm làm xong, phải gần ba năm. Chia sai người còn lại,
khiến cho họ đều cày cấy, đấy là lế không ép đến đường cùng vậy. Kho có
thóc dư, dân có sức thừa; lấy đó để xây dựng, công nào chẳng xong? Lấy
đó giáo hóa, giáo hóa nào chẳng nên? Giữ tín với dân là điều quý lớn của
nhà nước vậy. Trọng Ni nói: ‘Từ xưa đều có cái chết, dân không tin thì
không xong’. Một nước Tấn nho nhỏ, một Trùng Nhĩ cỏn con, muốn dùng
dân của mình, trước phải giữ tín, cho nên dân nguyện giúp đỡ, tin tưởng mà
theo về, có thể đánh một trận mà làm Bá, đến nay vẫn được khen. Trước
đây xe vua đang đến Lạc Dương, phát dân làm doanh, quan Hữu tư lệnh
làm doanh xong thì bãi. Đã xong, lại tiện sai dân làm, không lệnh như hẹn.
Đấy là quan Hữu tư ham cái lợi trước mắt mà không lo nghĩ cho thể diện
của nhà nước vậy. Thần ngu cho rằng từ nay về sau, dẫu là sai khiến dân,
phải tỏ rõ lệnh, khiến cho đúng hẹn. Nếu có việc đến nữa, vẫn phải sai lại
thì không được lỗi tín. Còn các hình phạt mà Bệ hạ tự xử đoán, đều là quan
có tội, kẻ đáng chết vậy. Nhưng dân chúng không biết, đấy gọi là vội vã
vậy. Cho nên mong Bệ hạ hạ lệnh đó cho quan lại mà làm rõ tội của họ, cân
nhắc tội chết của họ, khiến cho không có vết nhơ ở cung cấm và không có
nỗi nghi ngờ ở gần xa. Vả lại mạng người là rất quý, sinh thì khó mà giết
thì dễ, khí hết thì không sống được, cho nên bậc thánh hiền quý mạng
người. Mạnh Kha nói: ‘Giết một người không có tội để lấy thiên hạ là việc
người có lòng nhân không làm’. Thời Hán có kẻ phạm vào xe ngựa của nhà
vua khiến cho mọi người sợ hãi, Đình úy Trương Thích Chi tấu xét tội phạt
trả tiền, Văn Đế cho là cách xét tội ấy quái lạ dễ dãi, nhưng Thích Chi nói:
‘Đang lúc này, Nhà vua sai giết kẻ đó là xong. Nay giao cho Đình úy. Đình
úy là cái cân bằng của thiên hạ. Nếu chỉ để lệch một bên, mà thiên hạ dùng
hình pháp đều là cân nhắc nặng nhẹ, thì dân có chỗ nào để đặt chân tay’?
Thần cho rằng làm mất lẽ phải không phải là cái mà bậc trung thần nên bày
tỏ vậy. Đình úy là quan của Thiên tử, vẫn không nên làm mất cân bằng, vậy
mà thân của Thiên tử, há lại để sai lầm sao? Cái trọng ấy là vì mình, nhưng
lại coi thường vua, đấy là rất bất trung vậy. Chu Công nói: ‘Thiên tử không
bừa; nói thì có sách sử chép lại, người thợ đọc lại, kẻ sĩ nói lại’. Nói mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.