TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 380

sĩ đều là sơ sài, không có gì dạy học trò. Học trò vốn cũng bị gọi đi lao
dịch, lại không thể học tập. Đông đến xuân qua, hàng năm như thế. Lại dẫu
có kẻ giỏi nhưng ở trong đài gác rất cao, lại thêm không nghĩ đến nghĩa
lớn, mà hỏi cách viết chữ
chấm mực sơ qua mà thôi, trăm người học cùng
mà người hiểu biết chưa đến mười người. Do đó kẻ sĩ có chí học bèn ngày
càng suy kém, mà kẻ học tìm cái hư rỗng đều hùa theo nhau. Giữa năm
Chính Thủy có chiếu bàn ở đài Viên Khâu, mời gọi học sĩ. Bấy giờ quan
Lang cùng quan Tư đồ lĩnh hơn hai vạn quan lại, dẫu đã chia ra nhưng gặp
ở kinh sư chỉ còn gần vạn người, mà người đem sách và bàn bạc không có
mấy người. Lại bấy giờ các quan Công khanh trở xuống trong triều đình có
hơn bốn trăm người, trong đó người biết cầm bút viết chưa đến mười
người, phần nhiều theo nhau ăn no rồi lui về. Ô hô! Nghề học rơi rụng lại
đến nước ấy. Cho nên trong lòng thường canh cánh quý trọng mấy vị ấy, ở
các chỗ ngoài vùng hoang phục mà vẫn giữ chí thật thà vậy”. Giả Hồng tự
Thúc Nghiệp, người huyện Tân Phong quận Kinh Triệu. Ham học có tài,
mà đặc biệt giỏi đọc Xuân thu Tả truyện. Đầu năm Kiến An, làm quan ở
quận, cử làm Kế duyện, theo lời châu gọi. Bấy giờ trong châu các quan từ
hàng Tham quân trở xuống có hơn trăm người, chỉ có Hồng cùng người
quận Phùng Dực là Nghiêm Bao là có tài học cao nhất. Hồng qua làm
quan Lệnh của ba huyện, chỗ đến liền dỡ bỏ chuồng ngựa, tự thân dạy học
trò. Sau đó Mã Siêu phản, Siêu bắt được Hồng, đem đến huyện Hoa Âm,
sai viết hịch bố cáo. Hồng bất đắc dĩ phải viết hịch. Tư đồ Chung Do ở tại
miền đông, biết lời hịch này, nói: ‘Đấy là Giả Hồng viết vậy’. Sau Siêu
thua chạy, Thái Tổ mời Hồng làm Quân mưu duyện. Vẫn vì trước đây giúp
Siêu viết hịch bố cáo cho nên không theo về. Cuối cùng mới ra làm Âm
Tuyền Trưởng. Giữa năm Diên Khang, chuyển làm Tướng quốc của Bạch
Mã Vương. Ưa nói cười đùa. Vương Bưu cũng yêu thích văn học, thường
kinh trọng Hồng hơn cả Tam khanh. Được mấy năm thì bệnh chết, chết lúc
hơn năm mươi tuổi. Người đời tiếc Hồng không làm quan có lươgn đến hai
nghìn thạch. Và Nghiêm Bao cũng làm quan qua hai huyện, giữa năm
Hoàng Sơ, vì có tài cao mà được làm Bí thư thừa, nhiều lần tấu văn phú,
Văn Đế cho là lạ. Ra làm Tây Bình Thái thú, chết lúc làm quan. Tiết Hạ tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.