TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 630

tránh họa đón thuận, bỏ ngược bạo theo chính đạo, thật đáng khen ngợi.
Nay muốn sai quân đến đón, nhưng vì quân ít thì không đủ để phòng bị,
quân nhiều thì việc tất truyền xa. Vả lại giữ kín kế trước để ý muốn được
làm xong, tùy lúc mà làm cho vừa hợp”. Gặp lúc Sủng nhận thư phải về
chầu, răn bảo quan Trưởng sử ở lại nói: “Nếu Lăng muốn đến đón, không
được cho quân”. Lăng sau đó nhiều lần xin quân không được, bèn tự sai
một Đô đốc đem bảy trăm quân kị bộ đến đón Bố. Bố nhân buổi đem lẻn
đánh, quan Đô đốc đều chạy, chết hại quá nửa. Lúc trước, Sủng làm việc
không hợp với Lăng, bè đảng của Lăng gièm pha Sủng già bệnh lầm lẫn,
cho nên Minh Đế mới gọi Sủng về. Đã đến, thấy chí khí cứng cỏi, bèn sai
quay lại.

Thế ngữ viết: Vương Lăng dâng biểu nói Sủng tuổi già lại ham rượu,

không nên coi việc nơi xa. Đế muốn gọi Sủng về, Cấp sự trung là Quách
Mưu nói: “Sủng làm Nhữ Nam Thái thú, Dự Châu Thứ sử hơn hai mươi
năm có công to lớn. Đến lúc giữ Hoài Nam, người Ngô sợ Sủng. Nếu không
đúng như biểu của Lăng, đấy là bị gièm vậy. Cũng nên lệnh về chầu, hỏi
việc ở địa phương để xem xét”. Đế nghe theo. Sủng đã đến, vào gặp, uống
đến một thạch rượu mà không say. Đế vỗ về Sủng, sai quay lại.

Sủng nhiều lần dâng biểu xin ở lại, hạ chiếu lệnh nói: “Xưa Liêm Pha ăn

khỏe, Mã Viện ngồi yên

(2)

, nay ông chưa già mà tự nói là đã già, sao lại làm

trái với Liêm, Mã vậy? Lòng trung của người giữ yên được biên giới, đấy
là cái ân cho Trung Quốc vậy”.

Năm sau, tướng Ngô là Lục Tốn đến Lư Giang, người bàn cho là nên

nhanh đến phòng bị. Sủng nói: “Lư Giang dẫu nhỏ nhưng tướng khỏe binh
mạnh, giữ được lâu dài. Lại nữa giặc bỏ thuyền cách hai trăm dặm đến đấy,
phía sau để trống, vẫn muốn dụ quân ta, nay nên nhân lúc này mà đi đánh,
chỉ e chạy không kịp được thôi”. Đem quân đến cửa Dương Nghi, giặc
nghe tin đại quân xuống phía đông, liền nhân buổi đêm chạy trốn. Bấy giờ
Quyền có kế đánh lại. Năm Thanh Long thứ nhất, Sủng dâng sớ nói: “Phía
nam thành Hợp Phì liền với sông hồ, phía bắc xa thành Thọ Xuân, nếu giặc
đến vây chỗ ấy, nên dựa vào sông mà chống giữ; nếu quân đến cứu, phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.