TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 690

nghiêng lật mà vẫn vui vẻ tự giữ, chịu bị người bốn biển chê trách sao”?
Kiệm cho là phải. Đại Tướng quân ghét Kiệm giúp người khác vậy. Lúc
Kiệm dấy binh, xét hỏi những người ở đấy, nói là không theo người không
làm được vậy. Kiệm mới dấy binh, sai bốn con là bọn Tông vào nước Ngô.
Giữa năm Thái Khang, nước Ngô bình, anh em Tông đều về Trung Quốc.
Tông tự Tử Nhân, có phong thái của Kiệm, làm đến chức Linh Lăng Thái
thú. Con Tông là Áo, làm Ba Đông Giám quân, Ích Châu Thứ sử. Tập Tạc
Xỉ nói: “Quán Khâu Kiệm cảm kích mệnh lệnh của Minh Đế cho nên dấy
binh ấy. Người quân tử cho rằng việc của Quán Khâu Kiệm không thành
nhưng đáng gọi là tôi trung. Dốc hết khí tiết mà giữ nghĩa là do mình vậy,
thành hay bại là do thời vậy. Nếu mình không gặp thời, sao mà thành công
được đây? Quên mình mà không tự cho là như thế, đấy vốn gọi là trung
vậy. Người xưa có nói: ‘Chết mà lại sống, sống thì chẳng thẹn’. Như Quán
Khâu Kiệm có thể nói là không thẹn vậy”.

Khâm trốn vào nước Ngô, vua Ngô lấy Khâm làm Đô hộ, Giả tiết, Trấn

bắc Tướng quân, U Châu Mục, Tiêu Hầu.

Khâm dâng biểu hàng Ngô nói: “Chịu mệnh không may, thường giúp

nước Ngụy, hai lần bị trời ngăn chặn. Dẫu nép bên góc đô vẫn tự biết
không có đường đến vậy. Tư Mã Sư tội ác đầy trời, phế bỏ hai vua, dẫu
Tân, Quý, Cao, Mãng

(38)

, tội ác cũng không đủ sánh. Khâm nhiều đời chịu

ân của nhà Ngụy, cái tình quạ mớm, mang chứa trong lòng, cái nghĩa ba vị,
vẫn hẹn báo đáp. Khâm cùng bọn Quán Khâu Kiệm, Quách Hoài cùng dấy
nghĩa binh, sắp cùng đánh Sư, tẩy trừ hung ác, thực là thần còn lo lắng vì
ngu dốt. Mưu trí nông cạn, khí tiết không vững, đi không có chỗ dựa, thực
là đau lòng. Trộm nghĩ không thể giúp đỡ bản triều nhưng vẫn mang lòng
ngưỡng trông, không chỗ tự đặt. Liều theo phép xưa, gửi thân theo về, dựa
vào oai trời, được nhờ gì chăng? Nếu một ngày chết đi cũng không hối tiếc.
Liền dẫn tướng sĩ theo về giáo hóa, tạm xin được sống, không biết nói gì
hơn. Kính dâng ấn thao Sứ trì tiết, Tiền Tướng quân, Sơn Tang Hầu mà nhà
Ngụy trao. Dâng biểu hổ thẹn, chịu nhận tội chết”.

Ngụy thư viết:

Khâm tự Trọng Nhược, người Tiêu Quận. Cha là Tắc, giữa năm Kiến An

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.