cũng không vì thế khoe khoang. Sau, Thái-thú Thục Quận gởi thư riêng cho
Đằng bị Thứ-sử Ích Châu Thứ sử Chủng Cảo bắt được. Cảo dâng biểu xin
bãi chức Đằng vì Đằng có liên lạc với các quan bên ngoài. Hoàng Đế đáp:
“Thư ấy từ bên ngoài gởi vào, có phải do Đằng thảo đâu? Đằng vô tội.”
Nên biểu của Cảo bị bỏ qua. Đằng cũng không vì chuyện ấy kết thù oán,
vẫn khen ngợi tiết hạnh Cảo như thường. Sau Cảo làm đến Tư Đồ, có nói
với mọi người rằng: “Tôi được ngày hôm nay nhờ Tào Thường thị”.
Những việc khác Đằng làm cũng tương tự thế. Khi Hoàn đế lên ngôi, vì
Đằng là tôi tiên triều, lòng trung hiếu của Đằng được tôn vinh, rồi phong
làm Phí Đình Hầu. Năm Thái Hòa thứ 3
, truy tôn Đằng làm Cao Hoàng
Đế.
Con Đằng là Tung nối tước, làm đến Thái Úy, nhưng không ai biết nguồn
tích của Tung ra sao
. Tung sinh ra Thái Tổ.
Tục Hán Thư: Tung tự Cự Cao, tính đôn hậu, ai cũng tường lòng trung
hiếu. Ban đầu làm Tư Lệ Hiệu Úy, rồi Linh Đế thăng lên làm Đại Tư Nông,
Đại Hồng Lô, rồi thay Thôi Liệt làm Thái Úy
. Hoàng Sơ năm đầu, truy
tôn Tung làm Thái Hoàng Đế. Tào Man truyện của người Ngô và Thế Ngữ
của Quách Ban cùng chép: Tung là con dòng họ Hạ Hầu và là em bố Hạ
Hầu Đôn. Nên Thái Tổ và Đôn là anh em họ.
Thái Tổ khi bé tuy nhanh trí, nhưng ham chơi, lêu lổng, không màng đến
sự nghiệp. Mọi người vì thế không cho Thái Tổ sẽ nên tích sự gì.
Tào Man truyện chép: Thái Tổ khi bé chỉ thích đua chó, săn chim, lêu
lổng tối ngày, hay bị người chú đến mách bố. Thái Tổ bị răn trách. Sau
nhân gặp người chú trên đường, giả lên cơn động kinh sùi bọt mép. Người
chú hoảng hốt hỏi thăm. Thái Tổ đáp “Trúng phải gió độc rồi!”. Người chú
vội vàng chạy đến báo với Tung. Tung kinh hãi, gọi Thái Tổ đến, thấy Thái
Tổ vẫn bình thường. Tung hỏi: “Chú nói mày trúng gió. Có không?” Thái
Tổ đáp: “Con có gì đâu. Chú không thích con, nên chỉ thấy những chuyện
xấu”. Tung do vậy đâm ra nghi ngờ. Từ đó trở đi, Tung không tin những gì
người chú nói về Thái Tổ nữa, Thái Tổ lại càng táo tợn hơn.