Các ‘gia’: chỉ các quan theo tên lục súc như Mã gia, Ngưu gia, Trư
gia, Cẩu gia.
Kinh đô: chỉ thành Trường An, Lạc Dương.
Không đủ làm đầy bụng miệng: ý nói thiếu đói, không no đủ.
Sao linh, xã tắc: sao linh, còn gọi là sao thiên điền, sao long được
xem là biểu tượng của thần của nghề nông. Xã tắc chỉ thần đất và thần lúa.
Mũ ‘chiết phong’: một loại mũ của người Cao Câu Li, giống mũ
biện, không rõ hình dạng.
‘Toại huyệt’: chỉ cái hố lớn tự nhiên hay được đào, có lẽ là có nguồn
gốc từ lối sống trong hang động và đào hầm để tránh gió lạnh thời xưa.
Thương, An: chỉ Thương Đế, An Đế của nhà Hán.
Thuận, Hoàn: chỉ Thuận Đế, Hoàn Đế của nhà Hán.
Bốn quận: chỉ bốn quận sau khi nhà Hán diệt nước Triều Tiên lập ra
là Huyền Thố, quận Lạc Lãng, quận Lâm Đồn, quận Chân Phiên.
Thần Vương: tức của vua của các nước Hàn. Bấy giờ có ba nhóm
lớn là Thần Hàn, Mã Hàn, Biện Hàn, nhóm Thần Hàn là lớn hơn cả, thủ
lĩnh của Thần Hàn làm vua lớn.
Trần, Hạng: chỉ Trần Thắng, Hạng Vũ cuối thời Tần.
Hoàn, Linh: chỉ Hoàn Đế, Linh Đế của nhà Hán.
Phù Đồ: tức Phật Đà, phiên âm của từ ‘Buddha’ trong tiếng Phạn
cổ, nghĩa là ‘đấng giác ngộ’.
Quận huyện: chỉ quận Lạc Lãng, Đái Phương, tiếp với các nước
Hàn.
Con của vua Thiếu Khang nhà Hạ Hậu: theo sách Ngô Việt xuân thu
của Triệu Diệp thời Đông Hán chép: vua Thiếu Khang phong cho con thứ
là Ư Việt, hiệu là Vô Dư ở núi Cối Kê để trông coi việc cúng tế vua Vũ.
Giao long: chỉ cá sấu và các con cá to ở sông nước.
Bàn Hồ: Bàn Hồ, theo Hậu Hán thư - Nam Man liệt truyện chép
rằng: Vào thời Cao Tân thị (vua Khốc) có giặc Khuyển Nhung gây hại,