là kẻ sỹ khắp hải nội, hoặc lại tuyển các bậc công khanh, Thượng thư làm
chức Mục, đều có phẩm trật lớn lao. Theo phép cũ: Truyền cho được đi xe
vào hầu, được dùng màn trướng sắc đỏ.
Thần Tùng Chi xét: Sau khi Linh Đế chết, nghĩa quân nổi dậy, Tôn Kiên
giết Thứ sử Kinh châu là Vương Duệ, rồi sau này Lưu Biểu mới làm Kinh
châu mục, chẳng phải là cùng thời với Yên vậy.
Hán Linh Đế kỷ chép: Đế gọi Yên vào hầu, bảo rõ phương lược, lại ban
thưởng thêm cho, rồi sắc mệnh cho Yên làm Ích châu Thứ sử. Vì các Thứ
sử lúc trước là Lưu Tuyển, Khước Kiệm đều tham tàn phóng túng, vơ vét
bừa phứa, trăm họ mất nhờ, tiếng ta thán đầy đồng nội, Yên đến nơi được
bắt giữ theo luật mà xử, rồi vỗ yên muôn dân ở đấy, lại nghiêm cấm tiết lộ
các việc, khiến những ung nhọt ấy vỡ lở ra, lan rộng khắp cả nước. Yên cứ
theo mệnh hành sự, khiến việc đi lại và tin tức bất thông, lại ngăn giữ địa
giới với Kinh châu ở phía Đông.
Sách Ích bộ kỳ cựu truyện của Trần Thọ chép: Đổng Phù tự Mậu An.
Khi còn trẻ theo học ở kinh sư, thông hiểu mấy loại kinh sách, chơi với Âu
Dương Thượng Thư, lại thờ kẻ sỹ ở đất Sính là Dương Hậu, nghiền ngẫm
lẽ huyền diệu của sấm ký. Khi tới kinh sư, đến thăm nhà Thái học, lúc trở
về nhà dạy học, đệ tử từ nơi xa cũng theo đến. Năm Vĩnh Khang nguyên
niên, vào ngày có nhật thực, có chiếu chỉ cho các kẻ sỹ làm Hiền lương
Phương chính, sách mệnh hỏi chuyện được mất. Bọn Triệu Khiêm ở Tả
Phùng Dực tiến cử Phù, Phù cáo ốm không tới, ở mãi Trường An dâng thư
về, rồi xưng có bệnh nặng được về nhà. Tể phủ
mươi lần, công xa
ba lần đến đón, lần nữa tiến cử làm Hiền lương
Phương chính, Bác sỹ, Hữu đạo đều không chịu tới, danh tiếng lại càng nổi.
Đại tướng quân Hà Tiến dâng biểu tiến cử Phù rằng: “Phù có cái đức của
Du-Hạ, tiếp nối phong cách của họ Khổng, tinh thông cái thuật trị quốc của
Tiêu-Đổng
. Đương lúc Tinh-Lương nhiễu loạn, người Nhung ở phía Tây
nổi lên làm phản, nên sắc mệnh cho công xa đặc cách đến triệu, ban cho lễ
đón tiếp khác thường, để cầu lấy mưu kế lạ”. Vì thế Linh Đế cho triệu Phù,
lập tức bái làm Thị trung. Phù ở triều đình được khen là bậc Nho tông, khi