Mã Viện tức Phục Ba tướng quân, là danh tướng nhà Đông Hán,
từng sang đánh nước Việt ta thủa Bà Trưng, Bà Triệu.
Nguyên văn: dân vương quốc, tức là người trong nước, ý chỉ vào
vùng biên ải nên dịch là người trong vùng.
Địa danh này có lẽ ở đâu đó thuộc vùng Lũng Tây.
Không hiểu Trần Thọ viết thêm chữ (năm) sau chữ ‘thập’ là nghĩa
gì? Chiếu theo các sự kiện xảy ra ở các thiên truyện về những nhân vật
khác có liên quan thì việc này xảy ra vào năm Kiến An thứ 10. Có lẽ Trần
Thọ nghi ngờ việc này nên ý là có thể việc Đằng vào kinh là năm Kiến An
thứ 5 chăng? Như vậy thì có vẻ không đúng.
Vệ uý là một chức quan lớn trong triều, dự vào hàng Cửu khanh.
Tuổi cao, chinh chiến vất vả, nên về triều làm chức quan hộ vệ cho
Vua.
Siêu lấy các quận Lũng Thượng, Dương Phụ-Lương Tự ở Lỗ Thành
cất quân đánh Siêu, Lương Khoan-Triệu Cù giữ Ký thành, Siêu xuất binh
ra khỏi Ký Thành đánh đuổi, khi quay về bị Khoan-Cù đóng cử không cho
vào, phải chạy sang Hán Trung.
Nguyên văn: ‘hạp môn bách khẩu’, tức là ‘đóng cửa trăm miệng’,
dịch ý.
Một tuần thời xưa ở Trung Quốc tính bằng 10 ngày.
Trước đây triều đình nhà Hán đã phong cho Siêu tước này. Lúc ấy
tước của Mã Siêu cao nhất, hơn cả Phi, Vũ, chỉ kém mỗi Lưu Bị mà thôi.
Một chữ tên người không dịch được, không biết họ Viên ấy tên là gì.
ND tìm đọc một số điển tích trên các trang web tiếng Hán thì thấy có đoạn
bổ chú là Trần Thọ cho rằng Viên-Nhạc Tư làm sách ghi chép những điều
nhảm nhí, có rất nhiều chuyện xằng bậy, hình tượng ấy chỉ việc nói mà
không suy nghĩ thấu đáo, chép việc dẫu nhiều nhưng chẳng hiểu biết gì.