Một bộ tộc rợ ở phương Bắc Trung Quốc.
Theo phép ‘chủ - khách’ thì khi Trần Thọ viết Tam Quốc chí đã lấy
nước Nguỵ là chủ để lập kỷ cương đế vương, mà Nguỵ-Ngô là khách. Rõ
nét nhất là việc bộ sử này có phần ‘đế kỷ’ dành cho các vua nhà Nguỵ, còn
các đế nhà Thục thì chỉ ‘Thục chủ, Ngô chủ’ mà thôi, đều là liệt truyện,
không có bản kỷ. Câu viét này cũng thể hiện phần nào việc ấy. Rõ ràng là
câu nói của Siêu, mà Siêu hận Tháo đến thấu xương, nhưng vẫn gọi Tháo
rất kính trọng là Mạnh Đức quả là lạ. Có lẽ Siêu đã viết là ‘đã bị giặc
Tháo giết sạch’chứ không phải viết rõ tên tự của Tháo là Mạnh Đức như
thế.
Tác giả cuốn Biệt truyện là Trương Thức, phần viết về Triệu Vân gọi
là Vân Biệt truyện.
Có lẽ diện mạo Vân có nét con gái nên sách viết là tư nhan, thường
khi tả dáng người sắc mặt đàn ông phải viết là dung mạo.
Bạch nghĩa là lời kẻ dưới thưa với người trên, cũng có nghĩa như
chữ ‘bẩm’ vậy.
Một chức quan coi xét việc hình luật.
Hoắc Khứ Bệnh là danh tướng nhà Hán thời Hán Vũ đế từng đánh
dẹp quân Hung Nô.
Nguyên văn là ‘nang’ có nghĩa là túi, bị, bọng. Tạm dịch là ‘hộc’.
Vân đi cứu Trung, phó tướng Trương Dực giữ trại.
Trại tựa lưng xuống sông, chính là đất chết vậy. Tháo nghi ngờ rằng
Vân bày binh theo lối Hàn Tín trước kia nên sợ có phục binh mà lui về.
Chữ ‘đảm’ có nghĩa là Quả mật, ý nói Vân lớn mật, dũng cảm.
Khi Trần Chi coi việc Thượng thư thì nước Thục đã sắp bị diệt.