BÀNG THỐNG TRUYỆN
Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên, người ở Tương Dương. Thuở nhỏ chất phác
ngu độn, kiến thức thiếu sót. Tư Mã Huy
nhã, có mắt nhìn người, năm Thống vừa trưởng thành tới gặp Huy, Huy hái
lá dâu trên cây, Thống ngồi dưới gốc cây, hai người nói chuyện từ sáng tới
đêm. Huy rất kì lạ, gọi Thống là kẻ sĩ hàng đầu của các châu phía nam bấy
giờ, bởi thế danh tiếng Thống dần vang xa.
Tương Dương kí chép: Gia Cát Khổng Minh là Ngọa Long, Bàng Sĩ
Nguyên là Phượng Sồ, Tư Mã Đức Tháo là Thủy Kính, đều là lời của Bàng
Đức Công cả. Đức Công là người ở Tương Dương. Khổng Minh thường
hay tới nhà, một mình lạy ở dưới giường, Đức Công ban đầu chẳng chỉ bảo
gì. Đức Tháo từng tới chỗ Đức Công, gặp lúc Đức Công qua sông Miện,
lên tế mộ tổ tiên, Đức Tháo bèn vào thẳng nhà, gọi vợ con Đức Công, bảo
nhanh chóng chuẩn bị cơm nước, “Từ Nguyên Trực hướng vào nhà nói có
khách lại để cùng Bàng Công đàm luận”. Vợ con Đức Công đều ra lạy
chào, quỳ khắp cả nhà, rồi vọi vã chạy đi bày tiệc. Chốc lát, Đức Công về,
vào thẳng nhà gặp gỡ, chẳng biết sao lại có khách. Đức Tháo nhỏ hơn Đức
Công mười tuổi, tôn Đức Công làm anh, gọi là Bàng Công, bởi thế người
đời bèn bảo Bàng Công chính là tên của Đức Công, chẳng phải như vậy.
Con Đức Công là Sơn Dân, cũng có danh tiếng, lấy chị gái nhỏ của Gia Cát
Khổng Minh, làm Hoàng môn lại bộ thị lang của Ngụy, mất sớm. Con Dân
là Hoán, tự Thế Văn, những năm giữa niên hiệu Thái Khang nhà Tấn làm
thái thú Tang Ca. Thống là cháu gọi Đức Công bằng chú (bác), tuổi nhỏ
kiến thức thiếu sót, chỉ có Đức Công coi trọng Thống, năm Thống mười
tám tuổi, sai đến gặp Đức Tháo. Đức Tháo cùng trò chuyện, lát sau than
rằng: Đức Công thật biết nhìn người, người ấy quá giỏi vậy.
Sau quận cho Thống làm Công tào. Tính Thống yêu thích đạo lý làm
người, siêng năng phụng dưỡng người cao tuổi. Nói chuyện thường hay bày
tỏ quá mức, nhiều điều vượt cả chức phận, người đương thời lấy làm lạ hỏi
Thống, Thống đáp: Hiện nay thiên hạ đại loạn, chính đạo suy đồi, thiện