mà vượt cấp. Lấy việc này mà bêu riếu thì danh sĩ như Tuân Sảng, Trần Kỷ
đều bị đời ghét bỏ hay sao?
(Tiên chủ) lấy Chính làm Thái thú Thục Quận, Dương Vũ tướng quân,
bên ngoài thống lĩnh cả kinh kỳ, bên trong làm tham mưu trưởng. Một bữa
cơm ân đức hay một cái trừng mắt oán giận, Chính cũng chẳng bỏ sót, lại
chuyên quyền bắt giết, phá hoại mấy người cho thỏa lòng riêng. Có người
nói với Gia Cát Lượng rằng: Pháp Chính ở Thục Quận tung hoành quá
mức, tướng quân nên bẩm với chúa công, hạn chế bớt quyền hành của ông
ta đi. Lượng đáp: “Chúa công khi ở Công An, phía bắc úy kị Tào công
cường mạnh, phía đông lo lắng Tôn Quyền bức bách, ở gần lại sợ Tôn phu
nhân
sinh biến ngay sát nách. Tình thế lúc ấy, thật là tiến thoái lưỡng
nan, may nhờ Pháp Hiếu Trực giúp cho, chúa công mới cất cánh bay liệng
tự do được, chẳng sợ ai kiềm chế mình nữa. Nay ta lòng nào cấm đoán
Pháp Chính, khiến ông ấy chẳng thỏa được ý riêng sao?”. Nguyên trước
Tôn Quyền gả em gái cho Tiên chủ, Tôn phu nhân vốn là người tài giỏi,
nhanh nhẹn cương mãnh, có phong thái của các anh, thị tì hơn trăm người
đều quen cầm đao đứng hầu, Tiên chủ mỗi lần vào đều thấy lạnh cả người.
Lượng lại biết Tiên chủ rất quý trọng tin tưởng Chính, nên mới nói như thế.
Tôn Thịnh nói: Thưởng phạt tùy tiện, là cái đạo mất nhà hại nước; bắt
thả theo yêu ghét, là nguồn gốc của việc phá khuôn phép, loạn đạo lý.
Chẳng phải (Chính) cậy mình là công thần mà phóng túng cùng cực, cậy
ân huệ mà lợi dụng quyền lực sao? Xưa Điên Hiệt
tuy cần cù, cũng
chẳng thoát được hình phạt vì trái lệnh; Dương Can
cũng bởi làm loạn mà suýt bị phanh thây, vương pháp xưa chẳng nể tình
thân vậy. Cứ như lời Gia Cát, chẳng lẽ bỏ qua việc phạt Chính hay sao?
Năm Kiến An thứ hai mươi hai, Chính thuyết Tiên chủ rằng: Tào Tháo
chỉ một trận mà hàng phục Trương Lỗ, bình định Hán Trung, lại chẳng
nhân đà ấy mà lấy Ba, Thục, chỉ lưu Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp trấn thủ,
rồi quay về bắc, chẳng phải bất trí mà do lực không đủ vậy, hiển nhiên
trong nước có điều lo nghĩ bức bách. Nay Uyên, Cáp thao lược chẳng bằng
chủ soái (Tào Tháo), ta khởi binh thảo phạt tất được. Sau khi thành công, ta