rằng: ”Ngài có học chăng?” Mật nói: ” Đồng tử cao năm xích còn có học
huống chi tiểu nhân!” Ôn lại hỏi rằng: ”Trời có đầu không?” Mật nói: ”Có
chứ.” Ôn hỏi: ”Ở phương nào?” Mật nói: ”Ở phương tây. (Kinh) Thi nói:
‘Lại nghoảng về tây’. Từ đó suy ra, đầu ở phương tây.” Ôn nói: ”Trời có tai
không?” Mật đáp: ”Trởitên cao mà nghe được dưới thấp. (Kinh) Thi nói:
‘Hạc kêu ở chín tầng cao, tiếng thấu đến trời.’ Nếu không có tai, sao lại
nghe được?” Ôn nói: ”Trời có chân chăng?” Mật nói: ”Có. (Kinh) Thi nói:
‘Trời bước khó khăn, giống như trẻ thơ.’ Nếu không có chân sao lại bước
được?” Ôn hỏi: ”Trời có họ không?” Mật đáp: ”Có.” Ôn hỏi: ”Họ gì?” Mật
đáp: ”Họ Lưu.” Ôn hỏi: ”Sao biết thế?” Mật đáp: ”Thiên tử họ Lưu cho nên
biết vậy.” Ôn nói:” Mặt trời xuất hiện ở phương đông đúng chăng?” Mật
đáp: ”Tuy xuất hiện ở phương đông mà ẩn náu ở phương tây.” (Mật)trả lời
câu hỏi như tiếng vọng, theo thanh âm mà phát xuất, vì vậy Ôn rất kính
phục. Lý luận văn chương của Mật đại loại đều như vậy. (Mật) được thăng
làm Đại Tư Nông
, năm (Kiến Hưng) thứ tư chết. Khi trước Mật xem
sách Đế Hệ thấy chép Ngũ Đế
đều là người cùng một tộc, Mật phân tích
vốn dĩ chẳng phải là như vậy. Lại giải thích chuyện Hoàng Đế, bá vương
nuôi rồng rất rành rẽ mạch lạc. Tiêu Duẫn Nam
lúc nhỏ mấy lần đến bái
phỏng hỏi han, (muốn) ghi chép lại lời (Mật) bàn về Kinh Xuân Thu nhưng
không được đồng ý, văn chương (của Mật) phần lớn vì thế mà không biên
chép lại.
Bình rằng: Hứa Tĩnh vốn có tiếng tốt, đã vì trung hậu mà được tán
dương, lại bởi chuyện người mà bị nghi ngờ. Tưởng Tế coi như ”đại giác
lang miếu khí”
Vạn Cơ Luận luận Hứa Tử Tương
viết: Hưa Văn Hưu đại giác lang
miếu khí mà Tử Tương chê bai. Nếu quả thật không biết tôn trọng như vậy
thì thật là không sáng suốt. (Tĩnh) là người chân thành tốt bụng biết việc,
đại để là lương thiện.
Mi Trúc, Tôn Càn, Giản Ung, Y Tịch đều chứa chất phong độ ung dung,
thấy được lễ nghĩa trên đời. Tần Mật lúc đầu ưa chuộng lẽ cao quý tránh