Tả Tư Thục Đô Phú
chép: Phía xa là núi thần Mẫn Sơn, trên có giếng
trời là nơi linh khí đất trời xoay chuyển tụ hội, phúc lớn thần minh dấy mãi
lên.
Hoài, Tể Tứ Độc
, đứng đầu các sông. Đó là một vậy. Núm đá nơi vua
Vũ sinh ra nay là quận Vấn Sơn,
Đế vương thế kỷ chép: Cổn thu thị nữ ở đất Hữu Sằn tên là Chí, khen
rằng biết sửa lỗi mình. Đi lên núi, thấy sao Mão rơi, cảm tưởng như đang
trong mộng, lại nuốt thần châu, đoán răng hoài bão trong lòng sẽ đổ nát thất
bại nhưng sinh ra Vũ ở núm đá.
Tiếu Chu Thục bản kỷ chép: Vũ người huyện Quang Nhu quận Vấn Sơn,
sinh ra ở núm đá, đất ấy người đời sau moi móc thành ra bằng phẳng, Thế
Đế Kỷ viết như vậy.
Đời Nghiêu xưa gặp cơn hồng thuỷ, Cổn không thể lo liệu trị lý được,
Vũ bèn khơi sông tháo nước dẫn đổ về đông ra tận biển khơi, vì dân mà trừ
hại, đối với đời sống của bách tính đến nay không có ai công đức lớn hơn
được. Đó là hai vậy. Thượng Đế sắp đặt khuôn phép đàn hặc trị tội, khuôn
phép đàn hặc trị tội ấy là địa phận Ích Châu. Tam Hoàng
nhân lúc ngẫu
nhiên cưỡi xe ra khỏi cốc khẩu, (cốc khẩu ấy) nay là Tà Cốc.
Thục Ký chép: Tam Hoàng nhân lúc ngẫu nhiên cưỡi xe ra khỏi cốc
khẩu, chưa rõ vì đâu Mật lại biết đó là Tà Cốc.
Như vậy há phải châu tầm thường này là nơi bờ ruộng. Minh phủ lấy ý
cao nhã thử luận xem có theo kịp với các châu khác chăng?” Khi ấy Toản
ngần ngừ chẳng biết đáp lại thế nào.
Ích Châu lấy Mật làm Tòng Sự Tế Tửu. Tiên Chủ vừa xưng tôn hiệu lại
sang đông đánh Ngô, Mật trình bày rằng thiên thời không có lợi, bị buộc tội
giam vào ngục tối sau được khoan hồng thả ra. Năm Kiến Hưng thứ hai,
Thừa tướng Lượng nhận chức Ích Châu Mục, chọn đón Mật làm Biệt Gía,
lại bái (Mật) làm Trường Thuỷ Hiệu Uý. Ngô Sai Trương Ôn sang Sứ thăm
hỏi, (lúc Ôn về) trăm quan cùng đến tiễn chân, mọi người đều đã đến cả mà
Mật vẫn chưa lại, Lượng lệnh cho người đi thúc giục. Ôn nói: ”Người ấy là
ai vậy?” Lượng nói: ”Là Học sĩ đất Ích Châu.” Đến khi (Mật) tới, Ôn hỏi